Skip to content Skip to footer

Tĩnh Tâm Là Gì? Làm Cách Nào Để Rèn Luyện Sự Tĩnh Tâm?

Giữ cho tâm tĩnh lặng, an nhiên là mục tiêu hướng đến của rất nhiều người trong cuộc sống. Tĩnh tâm không chỉ mang lại nhiều lợi lạc về mặt tinh thần, mà tình trạng sức khỏe thể chất cũng trở nên tốt hơn. Bài viết dưới đây là những thông tin chi tiết giải đáp cụ thể tĩnh tâm là gì, những lợi ích của việc tĩnh tâm, những cách để rèn luyện sự tĩnh lặng cho tâm hồn và một vài điều cần lưu ý khi thực hành tĩnh tâm.

Tĩnh tâm là gì?

Tĩnh tâm là sự tĩnh lặng trong tâm hồn. Đây là một trạng thái mà tâm hồn hoàn toàn được thả lỏng, thanh thản, bình an để nhìn nhận mọi thứ dưới ánh mắt khách quan, nhẹ nhàng, bao dung, không phán xét.

Sự hối hả của cuộc sống hiện nay khiến cho việc tĩnh tâm dần trở nên khó khăn và xa xỉ. Do đó rất nhiều người đang có xu hướng thực hành thiền định, theo học các khóa học chữa lành tâm hồn để tìm sự bình yên, thảnh thơi giữa những xô bồ của cuộc sống.

Tác dụng của việc tĩnh tâm

Việc giữ cho tâm hồn tĩnh lặng, không đố kị, sân si, nóng vội mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống như:

Tác dụng của việc tĩnh tâm
Tác dụng của việc tĩnh tâm
  • Tốt cho sức khỏe tinh thần: Việc giữ cho tâm trí được tĩnh lặng, không áp lực lo âu, không gánh nặng hay nóng nảy sẽ giúp cho tinh thần trở nên khỏe mạnh, thoải mái và tràn đầy năng lượng.
  • Cải thiện khả năng xử lý vấn đề: Khi tâm trí giữ được sự bình thản trước mọi vấn đề, ta sẽ nhìn thấy sự việc được rõ ràng và đa chiều hơn. Từ đó đưa ra được những phương án xử lý vấn đề hiệu quả, ổn thỏa, hợp tình hợp lý hơn.
  • Thúc đẩy ý chí thực hiện mục tiêu: Sự tĩnh lặng của tâm hồn cũng giúp cho bạn nhìn nhận được rõ mục tiêu sống của bản thân. Từ đó sẽ có động lực để phấn đấu, cố gắng thực hiện được mục tiêu đề ra.

Cách để rèn luyện sự tĩnh tâm

Có rất nhiều cách để bạn rèn luyện sự tĩnh tâm, bình lặng cho tâm hồn. Dưới đây Shan Health sẽ đề cập đến một số cách rèn luyện đơn giản, có hiệu quả và dễ thực hiện nhất. Bạn có thể tham khảo, chọn ra những cách phù hợp nhất để thực hành, rèn luyện cho bản thân sự tĩnh tâm, an nhiên, hạnh phúc.

Ngồi thiền

Ngồi thiền là phương pháp hữu hiệu, được áp dụng phổ biến nhất để tìm lại sự bình yên, tĩnh lặng cho tâm hồn. Bạn chỉ cần dành ra khoảng 20 phút mỗi ngày để thiền, tập trung vào hơi thở, giữ cho đầu óc bình thản, không suy nghĩ gì. Cách này đã được rất nhiều người đã áp dụng có hiệu quả tốt.

Tĩnh tâm là gì
Ngồi thiền giúp tĩnh tâm

Đi du lịch

Du lịch không chỉ là một hành trình giúp ta khám phá được những vùng đất mới, những nét văn hóa độc đáo, những món ăn ngon mà còn là cách tạo khoảng lùi cho tâm hồn. Một chuyến đi đến một nơi yên tĩnh, không xô bồ sẽ giúp bạn tìm được sự tự do, bình an, thư thái và bình lặng cho tâm hồn sau những bộn bề trong cuộc sống.

Chăm sóc cây xanh

Trồng cây và chăm sóc cây xanh cần rất nhiều sự kiên nhẫn, chăm chút mỗi ngày để có được thành quả. Do vậy đây cũng là một cách để rèn luyện sự tĩnh tâm, chậm rãi, bình thản, giúp tâm trí bớt bị xáo động, nóng giận hay sân si.

Tập luyện thể thao

Tĩnh tâm không có nghĩa là không hoạt động. Ngược lại, việc xây dựng lối sống năng động, cho vận động cơ thể với các môn thể thao còn giúp giải phóng hormone tích cực và điều hòa cảm xúc, giữ cho tinh thần bạn luôn vui vẻ, lạc quan, và an nhiên trước các vấn đề trong cuộc sống.

Nuôi và chăm sóc thú cưng

Việc nuôi và chăm sóc thú cưng đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn, tỉ mẩn, sự quan tâm và đôi khi là chiều chuộng. Từ những hành động này, bạn sẽ dần học được cách nhẫn nại, nhẹ nhàng, bình thản cho tâm trí. Đây là cũng là một cách rất tuyệt vời để rèn luyện sự tĩnh lặng cho tâm hồn

Một vài lưu ý khi thực hành tĩnh tâm

Do có nhiều phương pháp để rèn luyện sự tĩnh tâm, tìm lại sự bình yên, an nhiên cho tâm hồn. Tuy nhiên khi thực hành rèn luyện sự tĩnh tâm, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

Một vài lưu ý khi thực hành tĩnh tâm
Một vài lưu ý khi thực hành tĩnh tâm
  • Tìm hiểu và lựa chọn cho bản thân những cách rèn luyện phù hợp nhất. Tránh thực hiện một cách đại trà bởi mỗi người là một cá thể độc lập, có người phù hợp với cách thức này, nhưng cũng có người lại phù hợp với một cách thức khác. Hãy tìm hiểu kỹ và chọn phương pháp tối ưu nhất.
  • Không nóng vội, dao động khi tâm hồn của bạn chưa tĩnh sau khi rèn luyện. Rèn luyện sự tĩnh tâm cần rất nhiều thời gian, sự kiên trì và cố gắng. Hãy chậm rãi, chậm lại để lắng nghe sự biến chuyển nhỏ nhất của cơ thể và tâm hồn trong quá trình rèn luyện.
  • Để việc rèn luyện sự tĩnh tâm dễ dàng hơn một chút. Bạn có thể học hỏi từ những người đi trước, những người có kinh nghiệm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên đây, Shan Health vừa chia sẻ đến bạn về sự tĩnh tâm là gì, những lợi lạc của việc tĩnh tâm và một số cách thức để rèn luyện sự tĩnh lặng cho tâm hồn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn.