Skip to content Skip to footer

Mất Trí Nhớ Ngắn Hạn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Tránh

Mất trí nhớ ngắn hạn hay còn gọi là mất trí nhớ tạm thời. Khi rơi vào tình trạng này, người bệnh thường quên mất những gì vừa diễn ra trước đó một cách đột ngột. Nếu tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn này kéo dài và không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về chứng mất trí nhớ ngắn hạn, những nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ ngắn hạn hay các cách để phòng tránh thì bạn đọc có thể tham khảo trong bài chia sẻ chi tiết dưới đây của Shan Health.

Mất trí nhớ ngắn hạn là gì?

Mất trí nhớ ngắn hạn là tình trạng rối loạn trí nhớ xuất hiện khá phổ biến hiện nay. Những người mắc chứng mất trí nhớ ngắn hạn có thể nhớ được những sự kiện đã diễn ra rất lâu về trước một cách rõ ràng, chi tiết nhưng lại không thể nhớ được những gì vừa xảy ra cách đó khoảng 10 – 20 phút. Tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và sẽ gây ra rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, công việc hay học tập của người bệnh.

Mất trí nhớ ngắn hạn
Mất trí nhớ ngắn hạn là gì?

Các nguyên nhân gây mất trí nhớ ngắn hạn phổ biến nhất

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng mất trí nhớ ngắn hạn, một số nguyên nhân được cho là phổ biến nhất gồm:

Do bị chấn thương ở đầu

Các chấn thương ở vùng đầu là một trong số những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các chứng rối loạn trí nhớ, trong đó có tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.

Do sử dụng thuốc

Những người mắc các chứng bệnh mạn tính và phải sử dụng nhiều loại thuốc trong thời gian dài để điều trị, kiểm soát bệnh sẽ có nguy cơ bị mất trí nhớ ngắn hạn cao hơn người bình thường do các tác dụng phụ của thuốc.

Tình trạng căng thẳng kéo dài

Tình trạng đầu óc bị căng thẳng, áp lực trong thời gian dài do công việc, học tập hay các vấn đề trong cuộc sống cũng là một nguyên nhân khiến cho não bộ không thể tiếp nhận và ghi nhớ những thông tin, sự việc vừa mới diễn ra.

Do bị đột quỵ

Các cơn đột xảy ra khi động mạch bị tắc nghẽn hoặc bị nứt vỡ, tình trạng này vô cùng nguy hiểm, các trường hợp đột quỵ nhẹ cũng để lại các biến chứng khó khắc phục cho người bệnh, biến chứng phổ biến nhất là tình trạng bị mất trí nhớ tạm thời.

Mất trí nhớ ngắn hạn
Mất trí nhớ ngắn hạn do bị đột quỵ

Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu chất

Khi cơ thể bị thiếu hụt các nhóm dinh dưỡng cần thiết thì các chức năng của não bộ cũng bị tác động hoặc gián đoạn. Điều này có thể gây ra chứng mất trí nhớ ngắn hạn hoặc trí nhớ bị suy giảm nghiêm trọng

Do lão hóa, tuổi tác

Mất trí nhớ ngắn hạn cũng xảy ra do vấn đề tuổi tác, điển hình là những người lớn tuổi thường xuyên bị quên mất nhiều thứ hoặc thậm chí mất trí nhớ hoàn toàn.

Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc

Những người thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc kéo dài sẽ cũng có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ tạm thời. Điều này xảy ra bởi trí não được khôi phục năng lượng khi đang ngủ sâu, nếu tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ diễn ra liên tục sẽ làm não bị quá tải và khiến thông tin không được ghi nhớ lại dẫn đến tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn.

Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc
Thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc – Nguyên nhân mất trí nhớ ngắn hạn

Dấu hiệu nhận biết khi mất trí nhớ ngắn hạn

Tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn có thẻ nhận biết qua một vài dấu hiệu biểu hiện ra như:

  • Thường xuyên quên mất những gì mình đã nói trước đó.
  • Hay để đồ đạc lung tung và không nhớ chỗ tìm.
  • Khả năng phản ứng và tư duy logic giảm.
  • Kết quả học tập, hiệu suất công việc bị giảm sút.
  • Thường ngủ không được sâu giấc hoặc mất ngủ liên tục.

Cách phòng tránh tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn

Để phòng ngừa, hạn chế tối đa nguy cơ bị mất trí nhớ ngắn hạn, bạn có thể tham khảo một số cách phòng ngừa như:

Cách phòng tránh tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn
Cách phòng tránh tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn
  • Cung cấp nguồn dinh dưỡng đầy đủ với đa dạng các nhóm chất cho cơ thể.
  • Xây dựng một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục thể thao.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
  • Giữ cho đầu óc được thoải mái, nhẹ nhàng.
  • Có thể tham gia các khóa học chữa lành, các khóa tu để thiền định tâm, giữ cho tâm trí luôn an nhiên, tích cực.
  • Hạn chế tham gia các hoạt động có nguy cơ gây chấn thương, đặc biệt là các chấn thương ở vùng đầu, gáy. Đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy.
  • Tránh sử dụng quá nhiều các chất kích thích và gây nghiện như: Rượu bia, thuốc lá,…
  • Thường xuyên rèn luyện khả năng ghi nhớ cho não bằng các hoạt động thiên về trí tuệ như: Lắp ráp lego, đọc sách, giải câu đố,…

Lời kết

Bạn vừa tham khảo qua thông tin chi tiết về chứng mất trí nhớ ngắn hạn, qua đó đã giải đáp được tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn là gì, những nguyên nhân nào gây nên chứng mất trí nhớ ngắn hạn và một vài phương pháp phòng ngừa sự xuất hiện của chứng mất trí nhớ ngắn hạn. Mong rằng chia sẻ trên đây của shanhealth.vn sẽ có ích với bạn đọc.