Yoga trị liệu là một phương pháp vận động cơ thể có tác dụng nâng cao sức khỏe thể chất, cải thiện sức khỏe tinh thần và hỗ trợ điều trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh lý, đặc biệt là những bệnh liên quan đến xương khớp và vận động. Để tìm hiểu chi tiết hơn về yoga trị liệu, lợi ích của phương pháp yoga trị liệu với sức khỏe, các loại bệnh lý có thể được cải thiện khi tập yoga trị liệu và các bước để bắt đầu tập luyện yoga trị liệu,… bạn đọc có thể tham khảo trong bài viết Shan Health đã tổng hợp, chia sẻ dưới đây.
Yoga trị liệu là gì?
Yoga trị liệu (therapy) là một phương pháp tập luyện yoga mang tính cá nhân hóa để phù hợp với tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần của từng đối tượng luyện tập. Sự kết hợp giữa các động tác kỹ thuật với hơi thở và tâm trí, yoga trị liệu mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và trạng thái cảm xúc của nguời tập luyện.
Khi thực hành tập luyện yoga trị liệu, ngoài những chuyển động của cơ thể, người tập còn phải sự chú ý vào từng hơi thở hít vào, thở ra và hướng tâm trí thực hành chánh niệm để giải tỏa căng thẳng, phiền muộn, giúp thân – tâm – trí được an lạc. Đây là một cách hiệu quả để kiểm soát tình trạng bệnh tật hoặc các triệu chứng bệnh tật song song với các phương pháp điều trị đến từ bác sĩ, những người có chuyên môn.
So với phương pháp tập luyện yoga thông thường, yoga trị liệu là tập hợp các bài tập phù hợp với từng cá nhân, đã được các chuyên gia trị liệu nghiên cứu, chọn lọc và kết hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc hỗ trợ điều trị, phục hồi sức khỏe cho người tập luyện.
Chính những lợi ích này mà yoga trị liệu (therapy) này càng trở nên phổ biến và được nhiều người tìm hiểu, thực hành luyện tập.
Tập luyện yoga trị liệu có tác dụng gì?
Việc tập luyện yoga trị liệu (therapy) mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người tập như:
- Tập yoga trị liệu giúp nâng cao sức khỏe: Tất cả các động tác và tư thế tập luyện trong bộ môn yoga nói chúng và yoga trị liệu nói riêng đầu có tác dụng giúp sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của người tập được cải thiện một cách rõ rệt. Nhiều cơ quan trong cơ thể cũng được lợi từ việc duy trì tập luyện thường xuyên như: Hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tim mạch,…
- Yoga trị liệu giúp giảm căng thẳng: Yoga trị liệu kết hợp với trị liệu huông xoay cũng có tác động tuyệt vời, giúp cho tâm trí của người tập luyện trở nên thư giãn, những mệt mỏi, căng thẳng và áp lực công việc và cuộc sống tạm thời được gác lại nhờ việc tâm trí cần tập trung tuyệt đối vào từng động tác di chuyển, từng hơi thở.
- Tập yoga trị liệu giúp giảm đau nhức xương khớp: Yoga trị liệu có tác dụng giúp cho xương khớp của người tập luyện trở nên linh hoạt, giảm bớt tình trạng đau nhức và cũng giúp cho các cơ xung quanh khớp phát triển khỏe mạnh để bảo vệ xương khớp tốt nhất.
- Cải thiện sức bền cho cơ thể: Duy trì tập luyện yoga thường xuyên cũng giúp cải thiện sức bền và sự dẻo dai cho cơ thể, hạn chế được tình trạng nhanh mất sức, thường xuyên mệt mỏi.
Yoga trị liệu có tác dụng tốt nhất với những bệnh lý nào?
Phương pháp yoga trị liệu (therapy) có hiệu quả tốt với khá nhiều bệnh lý, nhất là những bệnh lý liên quan đến vận động và xương khớp. Bạn đọc có thể tham khảo qua một vài bệnh lý được hỗ tốt nhất khi tập yoga trị liệu (therapy) như:
- Các bệnh lý về xương khớp: Phương pháp yoga trị liệu (therapy) có tác dụng rất tốt trong việc điều trị, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm, đau nhức vai gáy, đau lưng, thoái hóa xương khớp, thần kinh tọa,… Ngoài ra, yoga trị liệu cứng có tác dụng rất tốt cho những người cần phục hồi chức năng sau chấn thương hoặc sau khi phẫu thuật.
- Bệnh lý liên quan đến tim mạch: Việc tập luyện yoga trị liệu cũng giúp cải thiện hiệu quả các chứng bệnh về tim mạch, mỡ máu, cholesterol ở mức cao,…
- Các bệnh liên quan đến hô hấp: Người bị hen suyễn, khó thở, thở gấp, thường xuyên bị tức ngực hay bay bất vấn đề gì liên quan đến hệ hô hấp đầu được cải thiện rất rõ rệt khi tập luyện yoga trị liệu và duy trì việc tập thường xuyên.
- Các bệnh lý về hệ tiêu hóa: Các bài tập của phương pháp yoga trị liệu (therapy) cũng có tác dụng giúp cải thiện các chứng đầy hơi, trào ngược dạ dày, ợ nóng, viêm loét đại tràng,…
- Những bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Những vấn đề liên quan đến hệ thần kinh như rối loạn lo âu, đau nhức đầu, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực hay stress cũng được cải thiện rất tốt nhờ những bài tập luyện yoga trị liệu thường xuyên và liên tục.
Nên bắt đầu tập luyện yoga trị liệu từ đâu?
Để việc tập luyện yoga trị liệu (therapy) cho hiệu quả tốt nhất với sức khỏe, bạn có thể tham khảo cách bắt đầu chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ dưới đây để việc tập luyện có hiệu quả tốt nhất.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ, người có chuyên môn: Đối với những người mắc các bệnh lý về liên quan đến xương khớp hoặc cần điều trị phục hồi chức năng thì cần phải tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị và những người có chuyên môn trước khi bắt đầu tập yoga trị liệu.
- Tìm giáo viên có chuyên môn: Vì yoga trị liệu là tập hợp các bài tập mang tính cá nhân nên khi tìm kiếm giáo viên, bạn cần tìm những người có chuyên môn, trình độ và kinh nghiệm để giúp bạn xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp nhất với thể trạng, tình trạng sức khỏe và đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện.
- Tập từ cơ bản đến nâng cao: Tập luyện yoga trị liệu cần bắt đầu từ những bước đầu tiên, cơ bản nhất sau đó nâng dần độ khó từ từ để đảm bảo an toàn và cũng để cơ thể quen dần với cường độ tập luyện.
- Lắng nghe cơ thể: Trong quá trình tập luyện yoga trị liệu, bạn cần lắng nghe cơ thể mình để có sự điều chỉnh chế độ tập luyện, thời gian tập luyện sao cho phù hợp nhất, tránh tập luyện quá sức sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Tập luyện đều đặn: Việc tập yoga trị liệu cần được duy trì đều đặn hàng tuần để có được hiệu quả tốt nhất. Do vậy, mỗi tuần bạn nên sắp xếp tập luyện khoảng 3 – 4 buổi.
- Kết hợp khoa học giữa tập luyện với chế độ dinh dưỡng: Để việc tập luyện yoga trị liệu có hiệu quả tốt nhất, bạn cũng cần chú ý đến việc kết hợp giữa luyện tập với chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp với bản thân. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý duy trì ngủ đủ giấc và hạn chế để đầu óc bị căng thẳng.
- Tham gia các cộng đồng yoga trị liệu: Việc tham gia vào các cộng đồng yoga trị liệu là cách để bạn chia sẻ trải nghiệm của bản thân và học hỏi được nhiều điều từ mọi người để cải thiện việc luyện tập của mình.
Lời kết
Bài viết trên đây là những thông tin chi tiết về phương pháp tập luyện yoga trị liệu (therapy) được nhiều người ưa chuộng và tập luyện để cải thiện tình trạng sức khỏe. Mong rằng bài những thông tin shanhealth.vn cung cấp, bạn đọc đã biết chính xác yoga trị liệu (therapy) là gì, những lợi ích khi tập luyện yoga trị liệu, yoga trị liệu hỗ trợ tốt nhất cho những bệnh lý nào và cách để bắt đầu tập luyện yoga trị liệu đúng cách, bài bản nhất.