Skip to content Skip to footer

Ngủ Gà Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Hội chứng ngủ gà xuất hiện ngày càng phổ biến ở giới trẻ và gây nên nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất và cuộc sống của người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về chứng ngủ gà là gì, những nguyên nhân gây nên hội chứng ngủ gà, tác hại và cách điều trị, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây.

Bệnh ngủ gà là gì?

Bệnh ngủ gà còn được gọi với tên khác là chứng ngủ rũ – là một dạng rối loạn giấc ngủ xảy ra khá phổ biến hiện nay và thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Những người mắc phải hội chứng ngủ gà sẽ cảm thấy tinh thần uể oải, lơ mơ hay buồn ngủ vào ban ngày và các cơn buồn ngủ này không thể cưỡng lại được.

Hội chứng ngủ gà khi diễn ra lâu ngày và không được điều trị kịp thời có thể gây ra những tác động ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, học tập và cả cộng sống của người bệnh.

ngủ gà là gì
Bệnh ngủ gà là gì?

Những nguyên nhân nào gây nên chứng ngủ gà?

Hội chứng ngủ gà đến hiện tại vẫn chưa có nguyên nhân chính xác, tuy nhiên có nhiều yếu tố được cho là tiền đề gây ra chứng ngủ gà như:

  • Do nồng độ hormone hypocretin – hormone kích thích sự tỉnh táo cơ thể tiết ra không đủ, điều này góp phần vào việc gây ra chứng ngủ gà ở nhiều người.
  • Những người sau quá trình xạ trị ở vùng đầu thì nguy cơ mắc chứng ngủ rũ – ngủ gà cũng cao hơn bình thường.
  • Người mắc bệnh tim mạch sẽ làm cho lượng máu bơm lên não không đủ, gây nên tình trạng thiếu máu não, não bị thiếu hụt oxy, đây cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và là nguyên nhân gây nên chứng ngủ gà, ngủ rũ.
  • Những người có lịch trình sinh hoạt đảo lộn, không có quy luật rất dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm, thiếu ngủ từ đó gây nên chứng ngủ gà, buồn ngủ vào ban ngày.
  • Ngoài ra, một số các yếu tố khác như: Căng thẳng áp lực, nội tiết tố bị thay đổi sử dụng các chất kích thích,… cũng có thể là nguyên nhân góp phần gây nên chứng ngủ gà.

Tác hại của chứng ngủ gà

Tình trạng rối loạn giấc ngủ, ngủ gà gây ra nhiều tác động tiêu cực đến đến sức khỏe, tinh thần, công việc và cả cuộc sống của người bệnh. Một số tác động cụ thể của chứng ngủ gà gồm:

Tác hại của chứng ngủ gà
Tác hại của chứng ngủ gà
  • Người mắc hội chứng ngủ gà thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, tinh thần luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi, điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, công việc và cả cuộc sống.
  • Tình trạng ngủ gà khi chuyển nặng có thể gây ra các cơn ảo giác, người bệnh sẽ ở trạng thái nửa mê nửa tỉnh, không nhận thức được thực tại xung quanh và những việc mình đã làm.

Chẩn đoán bệnh ngủ gà dựa vào đâu?

Khi đi thăm khám tại bệnh viện, hội chứng ngủ gà sẽ được các bác sĩ chuyên gia chẩn đoán dựa vào các yếu tố như:

  • Lịch sử giấc ngủ của bệnh nhân: Người bệnh sẽ được hỏi chi tiết về lịch sử giấc ngủ để nắm bắt tình hình giấc ngủ của bệnh nhân.
  • Thời gian đi vào giấc ngủ: Một số các thử nghiệm để kiểm tra thời gian để người bệnh đi vào giấc ngủ cũng được tiến hành.
  • Nghiên cứu về giấc ngủ của người bệnh: Các thiết bị kiểm tra sẽ được sử dụng để bác sĩ nắm được điện não, điện tâm đồ, các chuyển động của cơ, mắt,…

=> Sau khi thu thập thông tin tình trạng giấc ngủ, bác sĩ sẽ dựa vào đó để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng bệnh ngủ gà.

Cách điều trị tình trạng ngủ gà

Tình trạng ngủ gà có thể chữa trị dứt điểm hoặc thuyên giảm nếu người bệnh tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, song song đó là xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh theo các phương pháp sau:

Cách điều trị tình trạng ngủ gà
Cách điều trị tình trạng ngủ gà

Xây dựng thời gian biểu hợp lý

Để cải thiện chứng ngủ gà một cách hiệu quả và triệt để, người bệnh cần điều chỉnh lại giờ giấc ngủ của bản thân, ngủ đủ giấc để tạo thói quen ngủ tốt cho cơ thể. Việc kết hợp giữa chẩn đoán, điều trị của bác sĩ với một lối sống lành mạnh, những giấc ngủ đầy đủ, chất lượng sẽ giúp ích rất nhiều cho việc làm thuyên giảm hoặc dứt điểm chứng ngủ gà.

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng giấc ngủ, khi cơ thể bị thiếu dinh dưỡng hoặc bị đói sẽ rất khó để chìm vào giấc ngủ, tình trạng này diễn ra lâu dài sẽ dẫn đến thiếu ngủ từ đó tăng nguy cơ mắc hội chứng ngủ gà. Do vậy, người mắc chứng ngủ gà cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho khoa học để góp phần cải thiện chứng ngủ gà.

Hạn chế căng thẳng, áp lực

Để hạn chế bớt tình trạng căng thẳng, áp lực, người bệnh có thể thực tập thiền kết hợp với chuông xoay, đi du lịch để hòa mình với thiên nhiên, giải tỏa căng thẳng hoặc tham gia vào các khóa học chữa lành để được hướng dẫn cách buông bỏ chấp niệm, sân si giúp đầu óc bớt căng thẳng – nguyên nhân chính gây nên các vấn đề về giấc ngủ, trong đó có hội chứng ngủ gà.

Hạn chế căng thẳng, áp lực
Hạn chế căng thẳng, áp lực

Tập thể thao

Luyện tập thể thao không chỉ giúp nâng cao sức khỏe thể chất mà còn có tác dụng giúp cho tâm trạng trở nên thư giãn, thoải mái và phấn chấn nhờ hàm lượng hormone hưng phấn được cơ thể sản xuất ra khi cơ thể vận động. Nhờ vậy nên tâm trạng của người bệnh sẽ thoải mái hơn, giấc ngủ có chất lượng tốt hơn góp phần cải thiện hiệu quả chứng ngủ gà.

Lời kết

Bài viết trên đây, Shan Health đã chia sẻ đến bạn chi tiết bệnh ngủ gà là gì, những nguyên nhân gây nên bệnh ngủ gà, các tác hại khi mắc chứng ngủ gà và các cách điều trị bệnh hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ cụ thể của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc, nhất là những người đang tìm hiểu về hội chứng này.