Skip to content Skip to footer

Tìm hiểu 9+ loại thiền phổ biến nhất hiện nay

Trong cuộc sống hiện đại đầy áp lực, thiền định đang trở thành một giải pháp hiệu quả giúp bạn tìm lại sự cân bằng. Trong nội dung sau, Shan Health sẽ tổng hợp các loại thiền phổ biến nhất từ truyền thống đến hiện đại, giúp bạn đọc có thêm thông tin để chọn được cách thực hành thiền phù hợp với nhu cầu của mình.

Thiền là gì?

Thiền là một phương pháp thực hành tinh thần nhằm rèn luyện sự tập trung và nhận thức, giúp tâm trí trở nên tĩnh tại và sáng suốt. Nguồn gốc của thiền có thể truy ngược hàng nghìn năm, xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, từ Phật giáo, Ấn Độ giáo đến các truyền thống tâm linh phương Tây.

Lý do có nhiều phương pháp thiền khác nhau xuất phát từ việc mỗi phương pháp sẽ hướng đến một mục tiêu và phù hợp với những cá tính riêng biệt của mỗi người. Một số người thích sự yên tĩnh tuyệt đối, trong khi những người khác lại cảm thấy thoải mái hơn khi kết hợp chuyển động với thiền định. Có người tìm kiếm sự kết nối sâu hơn với đời sống tâm linh, còn những người khác chỉ muốn giảm căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi.

Do đó, việc hiểu rõ các loại thiền sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và nhanh chóng tìm được phương pháp phù hợp, nhất đối với người mới bắt đầu, vì khi lựa chọn không phù hợp sẽ có thể khiến bản thân nản lòng và từ bỏ việc thực hành thiền.

Thiền là gì?
Thiền là gì?

9 loại thiền phổ biến nhất hiện nay

Dưới đây là tổng hợp những phương pháp thiền định được ứng dụng rộng rãi nhất, mỗi loại sẽ có đặc điểm và cách tiếp cận riêng.

Thiền chánh niệm

Thiền chánh niệm (Mindfulness Meditation) có nguồn gốc từ giáo lý Phật giáo nhưng đã được thế tục hóa và trở nên cực kỳ phổ biến ở phương Tây, đây là phương pháp thiền dễ tiếp cận nhất cho người mới bắt đầu. Cốt lõi của thiền chánh niệm  là quan sát những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác của cơ thể một cách khách quan, không phán xét, bạn chỉ cần ngồi yên, tập trung vào hơi thở và nhận biết mọi điều đang diễn ra trong tâm trí mình.

Ưu điểm lớn nhất của thiền chánh niệm là tính linh hoạt. Bạn có thể thực hành một mình, mọi lúc mọi nơi mà không cần hướng dẫn chuyên môn. Phương pháp này kết hợp hoàn hảo giữa tập trung và nhận thức, giúp bạn vừa làm dịu tâm trí vừa nâng cao khả năng quan sát bản thân.

Thiền chuông xoay

Thiền chuông xoay là một hình thức thiền âm thanh, trong đó âm vang của chuông đóng vai trò như người dẫn đường, đưa tâm trí rời xa những xáo trộn bên ngoài và trở về với sự tĩnh lặng bên trong.

Không cần kỹ thuật phức tạp, chỉ cần bạn ngồi yên, thả lỏng cơ thể và lắng nghe âm thanh từ chuông xoay Tây Tạng, từng gợn âm vang vọng như lan tỏa đến từng tế bào cơ thể, đánh thức cảm giác thư giãn sâu và giúp hệ thần kinh giảm căng thẳng.

Lợi ích của thiền chuông xoay:

  • Làm dịu hệ thần kinh, giúp giải phóng lo âu và căng thẳng.
  • Đưa bạn vào trạng thái thiền định tự nhiên, không cần nỗ lực kiểm soát suy nghĩ.
  • Tái tạo năng lượng, phục hồi cảm xúc và cân bằng thân – tâm – trí.
  • Giúp dễ ngủ, cải thiện giấc ngủ cho người mất ngủ kinh niên.
Các loại thiền phổ biến
Thiền chuông xoay

Trong một thế giới hiện đại đầy “tiếng ồn”, hãy dành vài phút mỗi ngày để lắng nghe một âm thanh trong trẻo và tinh khiết nhất – tiếng lòng của bạn, qua tiếng chuông xoay..

Thiền tâm linh

Đây là phương pháp thiền được áp dụng trong hầu hết các tôn giáo và truyền thống tâm linh trên thế giới. Mục tiêu chính của loại thiền này là tạo ra sự kết nối sâu sắc với đấng tối cao, vũ trụ hoặc bản chất tâm linh của bản thân là để nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng, lòng biết ơn và phát triển chiều sâu tâm linh. Phương pháp thiền này đặc biệt phù hợp với những người có nền tảng tôn giáo hoặc tâm linh mạnh mẽ

Thiền tập trung

Đúng như tên gọi, loại thiền này yêu cầu bạn tập trung toàn bộ sự chú ý vào một đối tượng duy nhất. Đối tượng này có thể là hơi thở, một ngọn nến, tiếng chuông, hoặc việc đếm các hạt trên tràng hạt.

Mặc dù có thể khó khăn đối với người mới bắt đầu do yêu cầu mức độ kỷ luật cao nhưng thiền tập trung sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc cải thiện khả năng tập trung và kiểm soát tâm trí.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp thiền để đi sâu hơn thì thiền tập trung chính là lựa chọn rất phù hợp..

Thiền chuyển động

Không phải tất cả các loại thiền đều yêu cầu người thực hành phải ngồi yên. Thiền chuyển động sử dụng các hoạt động thể chất nhẹ nhàng để kết nối tâm trí và cơ thể như là đi bộ thiền, làm vườn, khí công, thái cực quyền và cả yoga. Điểm mấu chốt là là kết hợp hoàn hảo giữa chuyển động cơ thể và tĩnh lặng trong tâm trí.

Phù hợp với ai: Những người năng động, cảm thấy khó ngồi yên một chỗ trong thời gian dài hoặc những ai muốn tìm thấy sự bình yên ngay trong những hành động thường ngày.

Các loại thiền phổ biến
Thiền chuyển động

Thiền thần chú

Phương pháp thiền này sử dụng việc lặp đi lặp lại một âm thanh, một từ hoặc một cụm từ (thần chú – mantra) để làm dịu tâm trí, phổ biến nhất là âm thanh “Om”. Việc lặp lại này giúp ngăn chặn dòng suy nghĩ miên man và đưa người thực hành vào trạng thái tĩnh lặng sâu.

Thần chú có thể được tụng to hoặc thầm lặng trong tâm với tần suất và nhịp độ nhất định. Rung động của âm thanh tạo ra hiệu ứng làm dịu hệ thần kinh, giúp tâm trí đạt được trạng thái tĩnh lặng sâu sắc và tạo ra cảm giác kết nối tâm linh mạnh mẽ.

Đối tượng phù hợp: Những người cảm thấy dễ tập trung vào âm thanh hơn là hơi thở, hoặc những người yêu thích sự rung động và kết nối mà âm thanh tạo ra.

Thiền siêu việt

Thiền siêu việt (Transcendental Meditation) là một kỹ thuật thiền thần chú cụ thể do Maharishi Mahesh Yogi sáng lập. Đây là một trong các loại thiền được nghiên cứu khoa học nhiều nhất về lợi ích giảm căng thẳng.

Trong đó, người thực hành sẽ được cung cấp một thần chú riêng bởi giáo viên được chứng nhận và thực hành ngồi thiền 15-20 phút, hai lần mỗi ngày. Thần chú này không có ý nghĩa cụ thể mà chỉ đơn thuần là công cụ để làm dịu tâm trí và đạt được trạng thái siêu việt.

Vì sẽ phải trả phí để học và yêu cầu cam kết thời gian nghiêm túc nên thiền siêu việt chỉ phù hợp với những người có ý định nghiêm túc, cam kết duy trì thói quen thiền định đều đặn và muốn được hướng dẫn chuyên nghiệp.

Có một thông tin khá thú vị là nhóm nhạc huyền thoại The Beatles đã từng theo học phương pháp thiền này vào thập niên 1960 – một dấu ấn khiến thiền siêu việt trở nên phổ biến trong giới nghệ sĩ và người nổi tiếng toàn cầu.

Thiền quét cơ thể

Đây là phương pháp thiền có tác dụng giải tỏa căng thẳng thể chất. Khi thực hành, bạn sẽ nằm xuống và từ từ di chuyển sự chú ý của mình qua từng bộ phận của cơ thể, từ ngón chân lên đến đỉnh đầu. Ở mỗi vùng, bạn nhận biết mọi cảm giác (căng, mỏi, ấm, lạnh) mà không phán xét, sau đó chủ động thả lỏng nó.

Khi nào nên thực hành?

  • Trước khi đi ngủ để có giấc ngủ sâu và dễ dàng hơn.
  • Sau một ngày dài mệt mỏi, căng thẳng hoặc khi bạn cảm thấy cơ thể “nặng nề”.
  • Với người bị đau mãn tính hoặc lo âu thể chất, thiền quét cơ thể giúp giảm ngay cảm giác khó chịu và tạo thói quen thư giãn chủ động.
Các loại thiền phổ biến
Thiền quét cơ thể

Thiền từ bi

Còn được gọi là thiền Metta, phương pháp này tập trung vào việc khơi dậy và củng cố những cảm xúc tích cực như lòng tốt, sự bao dung và tình yêu thương. Người thực hành thường bắt đầu bằng việc gửi những lời chúc tốt đẹp đến bản thân, sau đó mở rộng ra cho người thân, bạn bè và cuối cùng là cả những người mà bạn có mâu thuẫn xung đột.

Thiền quán tưởng

Thiền quán tưởng (Visualization Meditation) là kỹ thuật sử dụng sức mạnh của trí tưởng tượng để tạo ra những hình ảnh, cảnh tượng hoặc kết quả tích cực trong tâm trí. Bằng cách huy động cả năm giác quan để hình dung, bạn có thể tạo ra cảm giác bình yên, thư thái và nâng cao động lực.

Phương pháp thiền này phù hợp với những người có trí tưởng tượng phong phú, những ai muốn cải thiện tâm trạng nhanh chóng, giảm căng thẳng hoặc tăng cường động lực. Đặc biệt, thiền quán tưởng rất hữu ích cho việc chuẩn bị tinh thần trước những sự kiện quan trọng.

Làm thế nào để chọn loại thiền phù hợp?

Việc lựa chọn phương pháp thiền phù hợp sẽ phụ thuộc vào mục tiêu và tính cách của bạn. Hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi sau:

  • Bạn tìm kiếm điều gì? Nếu mục tiêu chính là giảm căng thẳng, thiền chánh niệm, thiền chuông hoặc thiền quét cơ thể có thể là lựa chọn tốt. Còn nếu bạn muốn phát triển tâm linh, thiền tâm linh hoặc thiền từ bi sẽ phù hợp hơn.
  • Tính cách của bạn là gì? Nếu bạn là người năng động, hãy thử thiền chuyển động. Còn khi thích sự tĩnh lặng thì hãy cân nhắc thiền tập trung hoặc thiền siêu việt.

Lợi ích của việc thực hành thiền đều đặn

Việc duy trì thói quen thiền định mang lại nhiều lợi ích đã được khoa học chứng minh. Nó không chỉ là một phương pháp thư giãn tạm thời mà còn là một công cụ rèn luyện giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất một cách toàn diện.

Lợi ích của việc thực hành thiền
Lợi ích của việc thực hành thiền
  • Giảm căng thẳng và lo âu: Đây là lợi ích được biết đến rộng rãi nhất.
  • Cải thiện sự tập trung: Rèn luyện tâm trí giúp bạn giữ vững sự chú ý lâu hơn.
  • Tăng cường sức khỏe tinh thần: Giúp bạn quản lý cảm xúc tốt hơn, tăng cường lòng từ bi và sự lạc quan.
  • Cải thiện giấc ngủ: Thiền giúp làm dịu hệ thần kinh, tạo điều kiện cho một giấc ngủ sâu và ngon hơn.
  • Giảm huyết áp: Nhiều nghiên cứu, bao gồm một phân tích tổng hợp năm 2017 đăng trên tạp chí y học Journal of Hypertension đã chỉ ra rằng các thực hành thiền chánh niệm có thể giúp giảm huyết áp đáng kể.

Lời kết

Hi vọng qua thông tin về các loại thiềnShan Health đã tổng hợp trong bài, bạn đọc sẽ tìm được phương pháp phù hợp để mang lại sự bình yên tâm trí và sức khỏe thể chất cho cuộc sống của mình.