Skip to content Skip to footer

Ashtanga Yoga Là Gì? Nguồn Gốc Và Những Lợi Ích Khi Tập Luyện Tập 

Ashtanga yoga là một hình thức yoga có nguồn gốc từ ấn độ với tập hợp các tư thế nâng cao, mạng mẽ, tiêu tốn nhiều năng lượng. Loại hình Ashtanga yoga này phù hợp với những người đã tập qua yoga căn bản, những người muốn tập luyện với cường độ cao đặc biệt là những người có ý định tập luyện để đốt calo giảm mỡ, cải thiện vóc dáng. Thông tin chi tiết về Ashtanga yoga là gì và những lợi ích khi tập luyện Ashtanga yoga, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết trong bài viết Shan Health chia sẻ dưới đây. 

Ashtanga yoga là gì?

Ashtanga yoga là một biến thể của Vinyasa yoga với điểm đặc trưng là tổng hợp các tư thế tập luyện có sự kết nối với nhau, mỗi một tư thế, động tác Ashtanga yoga đều là sự kết hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và tâm trí người tập luyện. Các bài tập của Ashtanga yoga rất mạnh mẽ và năng động nên rất phù hợp với những người vừa có niềm yêu thích với Yoga, vừa muốn đốt cháy nhiều calo để giảm cân. 

Ngoài ra, hình thức Ashtanga yoga còn đòi hỏi người tập luyện phải thực hiện các động tác theo trình tự thay vì linh hoạt như nhiều hình thức yoga khác. 

Ashtanga yoga là gì?
Ashtanga yoga là gì?

Ý nghĩa tên gọi Ashtanga yoga 

Tên gọi Ashtanga được ghép từ hai từ trong tiếng Phạn là “Ashta – nghĩa là tám” và “Anga – nghĩa chi (tay, chân)”. Ý nghĩa của tên gọi Ashtanga yoga là đại diện của 8 nhánh yoga mà người tập luyện hướng đến gồm: 

  • Yamas – quy tắc đạo đức
  • Niyama – kỷ luật tự giác
  • Asana – tư thế yoga
  • Pranayama – kỹ thuật thở
  • Pratyahara – kiểm soát các giác quan
  • Dharana – tập trung
  • Dhyana – thiền định
  • Samadhi – giác ngộ

Nguồn gốc của Ashtanga yoga 

Theo tài liệu ghi chép lại, Ashtanga yoga được sáng tạo ra bởi Rama Mohan Brahmachari vào khoảng năm 1900, sau đó được truyền lại cho Sri T. Krishnamacharya và Pattabhi Jois học trò của Sri T. Krishnamacharya khoảng từ đầu năm 1927. 

Nguồn gốc của Ashtanga yoga
Nguồn gốc của Ashtanga yoga

Sau khi được truyền dạy bởi người thầy Sri T. Krishnamacharya, Pattabhi Jois đã cải tiến và truyền dạy cho nhiều người khác về hình thức yoga này. Và đến những năm 1970, Ashtanga yoga được truyền bá đến các quốc gia phương Tây và được rất nhiều người yêu thích, theo học cho đến ngày nay.

Ý nghĩa khi thực tập Ashtanga yoga 

Ashtanga yoga bao gồm một chuỗi các bài tập với nhiều tư thế nâng cao có tác dụng giúp người tập luyện rèn luyện ý chí, quyết tâm để vượt qua các rào cản về tinh thần lẫn cảm xúc. Mục đích cao nhất hướng đến khi tập luyện Ashtanga yoga là cải thiện sự minh mẫn của tâm trí, giúp cho người tập luyện trở nên tự tin, an nhiên, tích cực hơn về tinh thần, dẻo dai, khỏe mạnh hơn về sức khỏe thể chất. (Khá tương đồng với hình thức trị liệu bằng chuông xoay himalaya về những lợi ích cho tinh thần)

Những lợi ích cho sức khỏe khi tập luyện Ashtanga yoga 

Việc thường xuyên thực hành, luyện tập Ashtanga yoga  mang đến rất nhiều lợi ích tích cực cho người tập luyện như: 

Những lợi ích cho sức khỏe khi tập luyện Ashtanga yoga 
Những lợi ích cho sức khỏe khi tập luyện Ashtanga yoga

Tăng cường sức khỏe thể chất

Ashtanga Yoga bao gồm các chuỗi động tác mạnh đòi hỏi sự phối hợp linh hoạt giữa các bộ phận cơ thể và sức mạnh. Điều này giúp xây dựng cơ bắp khỏe mạnh, tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai và giúp cải thiện sự cân bằng của cơ thể.

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Như đã đề cập ở trên, các bài tập Ashtanga Yoga là tập hợp các động tác mạnh mẽ, tiêu tốn năng lượng neen khi thường xuyên rèn luyện sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế các bệnh lý về tim như: Nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạnh,…

Cải thiện hệ tuần hoàn và hô hấp

Trong Ashtanga Yoga hơi thở có vai trò quan trọng giúp duy trì sự cân bằng giữa cơ thể và tâm trí. Mỗi một hơi thở ra hít vào đều gắn liền với sự chuyển động của các tư thế, việc duy trì hít thở sâu có tác dụng tác dụng tăng lượng oxy vào cơ thể, nhờ đó hệ tuần hoàn và hệ hô hấp của người tập luyện được cải thiện.

Tăng khả năng tập trung 

Tập luyện Ashtanga Yoga yêu cầu sự tập trung cao độ vào từng chuyển động của cơ thể và hơi thở. Điều này không chỉ giúp cải thiện khả năng tập trung mà còn giúp bạn nhận thức được từng chuyển động và thay đổi trong cơ thể để điều chỉnh kịp thời. 

Một số nguyên tắc cần ghi nhớ khi tập luyện Ashtanga yoga

Khi bắt đầu làm quen và tập luyện Ashtanga yoga, người tập cần phải lưu ý và ghi nhớ một số nguyên tắc dưới đây để các bài tập phát huy hiệu quả tốt nhất: 

Một số nguyên tắc cần ghi nhớ khi tập luyện Ashtanga yogaMột số nguyên tắc cần ghi nhớ khi tập luyện Ashtanga yoga
Một số nguyên tắc cần ghi nhớ khi tập luyện Ashtanga yoga
  • Chú ý đến hơi thở (Ujjayi Pranayama): Trong bộ môn yoga, hơi thở đóng vai trò đặc biệt quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tập luyện, do đó người tập cần phải chú ý đến cách hít thở trong từng động tác. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật thở Ujjayi Pranayama để áp dụng vào các bài tập luyện của mình.
  • Tập trung tầm nhìn: Trong khi tập luyện, bạn nên tìm một điểm nhìn cố định và tập trung vào đó để tạo trạng thái tập trung, thiền định cho buổi tập. 
  • Phối hợp hơi thở với chuyển động: Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hơi thở và các động tác, chuyển tiếp động tác cũng là một yếu tố cần chú ý để buổi tập Ashtanga yoga có được hiệu quả tốt nhất. 
  • Thực hành mỗi ngày: Bộ môn Ashtanga yoga cũng như các loại hình yoga khác đều cần phải duy trì tập luyện thường xuyên để có hiệu quả tốt nhất. 

Một số tư thế tập luyện phổ biến trong Ashtanga yoga

Ashtanga yoga tổng hợp một chuỗi các tư thế tập luyện năng động, mạnh mẽ và khả năng đốt cháy năng lượng cao. Và dưới đây, Shan Health sẽ chia sẻ đến bạn đọc một vài tư thế tập luyện phổ biến và nổi bật nhất của hình thức Ashtanga yoga. 

Kỹ thuật thở Ujjayi Pranayama

Đây là bài tập về kỹ thuật thở Ujjayi Pranayama có tác dụng giúp làm nóng cơ thể trước khi bắt đầu các bài tập thể chất mà hầu hết người tập đều thực hiện để bắt đầu buổi tập Ashtanga yoga. 

Kỹ thuật thở Ujjayi Pranayama yêu cầu người tập hiit vào một hơi thật sâu sau đó từ từ cho hơi thở đi qua cổ họng thoát ra ngoài, cả khi hít vào và thở ra bạn đều phải bằng mũi. Khi hơi thở ra, sẽ cảm nhận được một dải âm thanh nhỏ từ cổ họng được tạo ra khi không khí đi qua cổ họng. 

Tư thế gập người 

Để tập tư thế này, bạ thực hiện theo các bước sau: 

  • Đứng thẳng người, sau đó dang hai chân sang ngang rộng hết cỡ
  • Hóp bụng sau đó từ từ cúi gập người xuống, hai tay đặt trên thảm
  • Giữ tư thế này khoảng 30 giây sau đó trở lại tư thế ban đầu.
Tư thế gập người 
Tư thế gập người

Tư thế chiến binh

Sau khi khởi động bằng bài tập hít thở, bạn có thể bắt đầu bằng tư thế chiến binh như sau. 

  • Đứng thẳng người, hai chân dang rộng bằng hông.
  • Tiếp theo đưa chân phải lên trước sau đó khuỵu gối để đùi và bắp chân tạo thành một góc vuông.
  • Từ từ đánh hai tay lên trước và dùng lại khi tay qua đầu, giữ tư thế khoảng 30 giây
  • Quay trở lại vị trí ban đầu và thực hiện tương tự với chân còn lại. 

Tư thế con bướm

Tư thế con bướm gồm các bước sau:

  • Với tư thế này, trước tiên bạn cần ngồi xuống thảm, chân duỗi thẳng
  • Sau đó chập hai bàn chân lại với nhau sao cho lòng bàn chân chạm nhau hoàn toàn
  • Giữ và kéo hai bàn chân sát vào người nhất có thể, sau đó lật ngửa bàn chân hướng lên trên.
  • Hóp bụng, giữ lưng cổ thẳng sau đó từ từ hạ phần thân trên xuống mặt thảm và giữ khoảng 30 giây – 1 phút rồi trở lại vị trí ban đầu. 

Lời kết

Bạn đọc vừa tham khảo những thông tin chi tiết giải đáp cụ thể Ashtanga yoga là gì, nguồn gốc của Ashtanga yoga, những lợi ích khi tập luyện Ashtanga yoga là gì? và một vài tư thế nổi bật, phổ biến nhất khi của loại hình Ashtanga yoga. Mong rằng những chia sẻ trên đây của shanhealth.vn đã giúp bạn có thêm một số thông tin có ích.