Skip to content Skip to footer

Buồn Ngủ Nhưng Không Ngủ Được: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Tình trạng cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ nhưng không ngủ được có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi và gây ra nhiều tác động xấu đến thể chất, sức khỏe tinh thần, làm ảnh hưởng đến công việc và giảm chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được là gì? Có những cách nào để khắc phục tình trạng này? Bạn đọc hãy cùng với Shan Health tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây. 

Các tác động tiêu cực đến sức khỏe khi buồn ngủ nhưng không ngủ được

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng, giúp tái tạo năng lượng, thư giãn cơ thể, tinh thần, giải tỏa áp lực, căng thẳng. Tuy nhiên nếu thường xuyên gặp tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được, thiếu ngủ sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến cơ thể như: 

buồn ngủ nhưng không ngủ được
Các tác động tiêu cực đến sức khỏe khi buồn ngủ nhưng không ngủ được
  • Dễ bị trầm cảm: Buồn ngủ nhưng không ngủ được lâu ngày sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu ngủ, mệt mỏi, điều này khiến cho tình trạng căng thẳng, stress trở nên nghiêm trọng và rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Khi cơ thể mệt mỏi, không được ngủ đủ giấc, giấc ngủ không ngon, không chất lượng sẽ khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn so với người thường. 
  • Dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến tim mạch: Tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được diễn ra lâu ngày cũng làm tăng nguy mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tim mạch như: Tăng huyết áp, nhịp tim rối loạn, đột quỵ,…

Nguyên nhân gây nên tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ nhưng không ngủ được, trong đó một vài nguyên nhân phổ biến nhất như: 

Nguyên nhân gây nên tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được
Nguyên nhân gây nên tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Do các thói quen không tốt trước khi đi ngủ

Nhiều người thường có thói quen sử dụng máy tính bảng, điện thoại trước khi đi ngủ. Tuy nhiên ánh sáng xanh phát ra từ những thiết bị này tác động trực tiếp lên giác mạc, kích thích và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. 

Cơ thể bị căng thẳng, lo lắng quá mức

Những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống, công việc đến học tập là một nguyên nhân khá phổ biến gây nên tình trạng buồn ngủ hoặc nhắm mắt nhưng không ngủ được. Khi tinh thần căng thẳng, tâm trí bạn sẽ chỉ xoay quanh những vấn đề đó, ngay cả khi đi ngủ, chính vì vậy mà việc bị khó ngủ, khó vào giấc rất dễ xảy ra. 

Do chế độ ăn kiêng không hợp lý

Nhiều người đang trong giai đoạn giảm cân có chế độ ăn kiêng quá khắt khe sẽ khiến cơ thể bị đói, đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người mặc dù rất buồn ngủ nhưng khi nhắm mắt lại không thể ngủ được. 

Những cách khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được ở nhiều người, mỗi nguyên nhân đều có hướng giải quyết riêng nên dưới đây, Shan Health chia sẻ đến bạn đọc những phương pháp hỗ trợ cải thiện chứng buồn ngủ, nhắm mắt nhưng không ngủ được, bạn có thể tham khảo qua, thử nghiệm để tìm ra phương pháp phù hợp nhất với bản thân. 

Những cách khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được
Những cách khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được

Điều chỉnh lại tư thế ngủ

Tư thế nằm ngủ của bạn tác động rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ và cả việc bạn có vào giấc được hay không. Vì vậy, nếu thường xuyên gặp tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được thì việc trước tiên cần làm là điều chỉnh lại tư thế ngủ, nên tránh nằm sấp hoặc nằm nghiêng sẽ gây khó thở, nhức mỏi khớp. Tư thế ngủ tốt nhất là nằm ngửa để cả cơ thể bạn hoàn toàn được nghỉ ngơi, thư giãn và dễ vào giấc.

Tránh xa các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ

Trước khi đi ngủ, bạn cũng cần tránh xa các thiết bị điện tử bởi ánh sáng xanh phát ra từ màn hình những thiết bị này ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ. Vì vậy, tốt nhất nên ngưng sử dụng 1 tiếng trước giờ đi ngủ để cải thiện tình hình.

Hạn chế ngủ trưa hoặc ngủ chiều quá lâu

Bạn cũng rất dễ rơi vào trạng thái buồn ngủ nhưng không ngủ được do ngủ quá nhiều vào buổi trưa hoặc xế chiều. Do vậy, để cải thiện giấc ngủ chính, bạn cũng cần hạn chế ngủ vào buổi trưa hoặc xế chiều. Tốt nhất chỉ nên chợp mắt khoảng 20 phút vào buổi trưa, buổi xế chiều quá gần với giấc ngủ chính nên có thể khiến bạn bị khó ngủ vào buổi tối. 

Hạn chế ngủ trưa hoặc ngủ chiều quá lâu
Hạn chế ngủ trưa hoặc ngủ chiều quá lâu

Tham gia các khóa học chữa lành

Hiện tại có khá nhiều lớp học chữa lành thân-tâm-trí bằng nhiều phương pháp trị liệu được giảng dạy giúp cho những người đang rơi vào trạng thái mất phương hướng trong cuộc sống tìm lại sự an nhiên, lạc quan trong cuộc sống, đồng thời các khóa học chữa lành cũng có tác dụng giúp tinh thần thoải mái nên sẽ cải thiện đáng kể tình trạng khó ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được. 

Thiền định

Thiền là một phương pháp giúp tâm trí trở nên an yên,  điềm tĩnh, thư thái được rất nhiều người yêu thích và thực tập để giải tỏa bớt những muộn phiền, lo âu do những vấn đề trong cuộc sống tạo ra. Khi tâm trí được thư thái, an nhiên cũng sẽ tác động tích cực đến giấc ngủ, giúp bạn dễ dàng vào giấc, chất lượng giấc ngủ được cải thiện và không còn tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. 

Hòa mình với thiên nhiên

Nếu nguyên nhân khiến cho bạn bị khó ngủ, mất ngủ, buồn ngủ nhưng không ngủ được là do căng thẳng, stress thì cách hòa mình với thiên nhiên sẽ là một lựa chọn rất tốt mà bạn có thể thử. Khi để cho tâm trí, cơ thể được tiếp xúc với thiên nhiên, với cây cối, chim muông, được hít căng lồng ngực bầu không khí trong lành, tươi mát sẽ giúp ích rất nhiều cho việc giải tỏa căng thẳng, áp lực và hỗ trợ cải thiện chứng khó ngủ của bạn. 

Lời kết

Shan Health vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được, nguyên nhân gây nên tình trạng này, những tác động đến sức khỏe khi không được điều trị kịp thời và đưa ra một số cách khắc phục tình trạng buồn ngủ nhưng không ngủ được. Mong rằng với những chia sẻ chi tiết của chúng tôi, bạn đọc sẽ tìm được phương pháp phù hợp để khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ của bản thân.