Skip to content Skip to footer

Cách Nấu Dầu Gội Đầu Thảo Dược Cô Đặc Tại Nhà Để Được Lâu

Chăm sóc tóc là việc vô cùng quan trọng để có thể sở hữu mái tóc đẹp như mơ. Trong đó, gội đầu bằng dầu gội thảo dược cô đặc chính là giải pháp được nhiều người quan tâm. Bởi loại dầu gội này có nhiều công dụng, an toàn và lành tính vì sử dụng nguyên liệu tự nhiên.

Ở bài viết này, hãy cùng Shan Health tìm hiểu về cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc hiệu quả tại nhà, vô cùng dễ làm và có thể sử dụng lâu.

Dầu gội thảo dược cô đặc có công dụng gì?

Trước khi xuất hiện các sản phẩm dầu gội thương mại trên thị trường thì ông bà ta đã sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để tự nấu nước gội đầu. Bồ kết, sả, vỏ bưởi,… là những nguyên liệu từ thiên nhiều thường được sử dụng, chúng đem đến nhiều công dụng, vô cùng an toàn, lành tính và hiệu quả.

Những hoạt chất chứa trong những loại thảo dược này có công dụng làm sạch tóc, dưỡng tóc và da đầu, loại bỏ các bệnh về da đầu hiệu quả, có thể kể đến như: trị gàu, trị rụng tóc, trị nấm,… Bên cạnh đó là dầu gội còn có hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng từ các loại thảo mộc.

Dầu gội thảo dược cô đặc có công dụng gì?
Dầu gội thảo dược cô đặc có công dụng gì?

Theo tiến sĩ Phạm Thị Kim Giang, giảng viên ngành sư phạm Hóa Trường ĐH Giáo dục, DHQGHN cho biết, bằng cách phối hợp giữa các nguyên liệu tự thiên nhiên có thể tạo ra một loại dầu thảo dược cô đặc đa công dụng. Nhờ vậy mà người sử dụng sẽ sở hữu mái tóc suôn mượt, khỏe đẹp, trị gàu nấm, trị rụng tóc hiệu quả.

Cũng theo Tiến sĩ, nếu biết cách nấu và bảo quản, nước gội đầu có thể cất trữ và sử dụng từ 2 – 3 tháng. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian để tìm hiểu cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc để nấu và sử dụng dầu gội để sở hữu mái tóc đẹp.

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu dầu gội thảo dược cô đặc

Cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc tại nhà có nhiều loại nguyên liệu, bạn có thể sử dụng linh hoạt tùy theo. Một số nguyên liệu thưởng được sử dụng để nấu dầu gội thảo dược cô đặc là: bồ kết, sả, vỏ bưởi, hà thủ ô, chanh,… Mỗi nguyên liệu đều tốt cho tóc và da đầu, khi kết hợp lại với nhau sẽ có công dụng trong việc làm sạch gàu, loại bỏ các bệnh về nấm da đầu, làm mượt tóc, trị rụng tóc, kích thích mọc tóc,…

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu dầu gội thảo dược cô đặc
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu dầu gội thảo dược cô đặc

Gợi ý nguyên liệu gội đầu thảo dược: Nếu bạn muốn nấu 10 lít gội thành phẩm, cần nấu trong nồi có dung tích 60 lít, gồm: 2kg bồ kết, 2kg  sả, 2kg cỏ mần trầu, 2 kg hương nhu, 2 kg vỏ bưởi tươi, 1 kg hoa ngũ sắc, 40 lít nước.

Cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc tại nhà để được lâu

Dầu gội thảo dược cô đặc có cách nấu vô cùng đơn giản, dễ thực hiện tại nhà, dễ bảo quản và để đucợ lâu. Dưới đây là hướng dẫn cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc chi tiết.

Bước 1: Phơi khô nguyên liệu thảo dược

Đây là quá trình vô cùng quan trọng, bạn cần chọn bồ kết đúng chuẩn là những quả bồ kết già và đã chín, thường có màu đen, cứng, giòn và khá dễ để bẻ. Sau đó đem phơi thật khô để thành phần trong bồ kết, đặc biệt là Saponin có thể được tích tụ nhiều nhất, giúp tăng thêm tác dụng của nguyên liệu. Khi phơi bạn chỉ cần mang ra nắng để đến khi khô giòn, có thể bẻ vụn thành mảnh nhỏ.

Bước 2: Nướng bồ kết để loại bỏ chất độc

Nướng bồ kết để loại bỏ chất độc
Nướng bồ kết để loại bỏ chất độc

Sau khi phơi khô, bạn cần nướng bồ kết trên bếp để loai bỏ chất độc có trong nó, đồng thời giúp gia tăng tác dụng của bồ kết và sử dụng được lâu hơn. Bạn cần đặt quả bồ kết lên bếp, có thể sử dụng bếp than hồng để mùi thơm của bồ kết được lưu giữ lâu hơn. Sau khi nướng 1 mặt bạn hãy nướng mặt còn lại đều cho đến khi vỏ chuyển sang màu vàng cánh gián và tỏa hương thơm ngào ngạt là đạt.

Bước 3: Nấu dầu gội thảo dược cô đặc

Sau khi nướng bồ kết xong thì bạn nên sao thơm bồ kết để gia tăng tác dụng của nó. Bạn hãy sao cho khô đến cháy vàng. Sau đó tiếp tục đem bồ kết sao khô đi bẻ nhỏ và đun với vỏ bưởi, đun nhỏ lửa và để cô lại. Đun khoảng 2 tiếng thì cho thêm củ sả, lá sả, cỏ mần trầu và hương nhu đun cùng. Đây là công đoạn quan trọng trong cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc.

Bước 4: lọc bỏ bã, chiết ra chai và bảo quản

Ở bước trên, bạn đã đun được 2 tiếng thì hãy ngưng, sau đó lọc bỏ bã, chờ nước dầu gội nguội thì rót và các chai để dùng dần.

Một chai dầu gội thảo dược cô đặc với dung tích 500ml bạn có thể sử dụng trong vòng 10 – 15 lần gội tùy vào tóc mỏng hay dày. Nếu được bảo quản ở nhiệt độ thường, dầu gội sẽ sử dụng được trong vòng 6 tuần, trường hợp bảo quản trong tủ lạnh thì có thể dùng đến 2 – 3 tháng.

Cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc vô cùng đơn giản, chỉ cần trải qua một số công đoạn là bạn đã có ngay sản phẩm gội đầu từ thiên nhiên, hiệu quả và an toàn. Khi sử dụng, bạn nên gãi nhẹ nhàng kết hợp với massage vùng đầu để tinh chất từ dầu gội thảo dược cô đặc ngấm vào da đầu.

Lời kết

Sở hữu một mái tóc suôn mượt bồng bềnh, chắc khỏe là điều mà nhiều cô gái mong muốn. Hy vọng với cách nấu dầu gội đầu thảo dược cô đặc mà Shan Health đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn sở hữu mái tóc hằng mong ước.

Tham khảo thêm: Gội Đầu Dưỡng Sinh Đông Y Tại Gò Vấp Theo Quy Trình Chuẩn Shan Health