Skip to content Skip to footer

Cạo Gió Có Lợi Cho Sức Khỏe Như Thế Nào? Cách Cạo Như Thế Nào Là Đúng

Người Trung Hoa có câu: “Nặng cạo gió, Thọ tám tám”. Tôi đã kiểm chứng câu nói này gần 20 năm qua và thấy những người thường xuyên cạo gió có thể sống thọ hơn đồng thời hiếm khi mắc bệnh. Vì vậy, thiết nghĩ chúng ta nên đi sâu vào nghiên cứu, thực hành và phát triển biện pháp này.

Có người cho rằng, cạo gió sẽ làm tổn thương mạch máu, nhưng trên thực tế biện pháp này có tác dụng tẩy sạch, loại bỏ các độc tố như nhiệt tích, máu tụ bám trong thành mạch ra khỏi mạch máu rồi bài tiết chúng ra ngoài qua da lẫn nước tiểu.

Quy trình này giúp duy trì tính đàn hồi của mạch máu đồng thời đảm bảo khí huyết có đủ khoảng trống để lưu thông bình thường. Trong cùng trường hợp như vậy, Tây y thường chủ trương dùng Aspirin hoặc tân dược để làm giãn mạch máu.

Cạo gió là gì?

Cạo gió là biện pháp truyền thống được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian suốt mấy 1000 năm qua. Người xưa thường cạo gió khi bị trúng nắng, cảm cúm, sốt, đau bụng, tiêu chảy, đau nhức toàn thân … ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh rằng, liệu pháp cạo gió mang lại hiệu quả điều trị cao đối với nhiều chứng bệnh. Hơn nữa nó cũng rất thích hợp cho các bộ phận có diện tích lớn như vùng lưng.

Sau khi được cạo gió, trên da sẽ xuất hiện nhiều mảng đỏ hay mụn nước màu tím đen. Người xưa gọi hiện tượng này là “ra gió”.

“Gió” là sự phản ánh trung thực tình trạng cơ thể, nó cho thấy chức năng sinh lý của lục phủ tạng đang có vấn đề hoặc kinh khí đã bị ứ tắt.

Thông thường, cơ thể khỏe mạnh sẽ cạo không ra gió hoặc là rất ít. Hơn nữa, gió có màu hồng nhạt chứ không phải màu tím đen và sẽ nhanh chóng tan đi. Căn cứ vào vị trí suất hiện cũng như màu sắc, hình dạng và số lượng nhỏ, ta có thể đoán tình trạng của các cơ quan.

Ví dụ: khi đốt sống cổ có vấn đề, cạo gió vùng cổ sẽ thấy suất hiện màu tím đen, khi bị đau nửa đầu, cạo gió vùng cổ phía đầu bị đau cũng thấy có gió. Ngoài việc phản ánh tình trạng cơ thể, cạo gió còn có tác dụng chữa trị.

Đôi khi, ta thấy gió xuất hiện cùng lúc ở nhiều du huyệt, kinh mạch, bộ vị, thậm chí toàn thân. Điều này nghĩa là nhiều kinh mạch của các cơ quan trong cơ thể đang có vấn đề. Tuy nhiên, đây chỉ là những căn bệnh nhẹ.

Thông thường, liệu pháp cạo gió rất công hiệu đối với các chứng cảm mạo, còn với những căn bệnh khác, thì khó mà thuyên giảm ngay. Ví dụ khi bị xơ hóa động mạch, ta có thể cạo gió ở huyệt cấp du để cải thiện tạm thời.

Đối với những người thường xuyên dùng thuốc nhưng ít vận động, lại ăn nhiều dầu mỡ và ít ra mồ hôi do ngồi phòng lạnh, táo bón lâu ngày, nước tiểu vàng… thì gió sẽ xuất hiện rất nhiều. Điều này chứng tỏ liệu pháp cạo gió phản ảnh trung thực, khách quan tình trạng sức khỏe của con người nên rất đáng được giới học thuật đi sâu nghiên cứu.

Tác dụng của cạo gió

Cạo gió mang lại các tác dụng như sau:

  • Điều hòa khí huyết

Những kích thích vật lý thông qua cạo gió theo đường kinh sẽ giúp khơi thông khí huyết, tăng cường các chức năng, giảng gần cốt và cải thiện sự vận hành của kinh lạc.

  • Hoạt huyết, loại bỏ máu tụ và chất độc

Lực cạo gió còn tác động đến các mô dưới da, mô cơ bắp, mô màng xương và khớp xương. Từ đó, thông qua phản xạ của hệ thần kinh, tốc độ lưu thông máu của vùng sâu được gia tăng, khiến khí huyết toàn thân vận hành thông suốt.

Làm tan và bài tiết các chất cứ động ra ngoài cơ thể, đồng thời, các kinh mạch và tế bào hấp thu khí huyết mới nhằm bổ sung dưỡng chất và khí oxy cho các tế bào và yếu để nâng cao sức sống của chúng.

  • Kích hoạt tế bào, nâng cao sức đề kháng

Cạo gió giúp điều huyết hành khí, làm tan các chất tích tụ, bài tiết độc tố và chất thải, cải thiện sức khỏe của kinh lạc, phủ tạng lẫn tế bào, tăng cường sự liên kết giữa các mạch máu và tế bào, nâng cao khả năng hấp thụ của hệ nội bì hình lưỡi, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nâng cao sức đề kháng cho các tế bào và mô mắc bệnh đồng thời phục vụ hồi chức năng bình thường của chúng.

  • Phản ánh bệnh và hỗ trợ chuẩn đoán

Dưới tác dụng truyền dẫn của kinh lạc, bệnh lý trong cơ thể sẽ được phản ánh khách quan thông qua hiện tượng cạo gió ở một số vị trí nhất định.

Gió được xem là tín hiệu cho thấy chức năng bài tiết suy yếu chất thải cũng như độc tố lưu động trong cơ thể, còn tế bào bị thiếu oxy.

Vì vậy, cạo gió là phương pháp hỗ trợ đắc lực cho việc chẩn đoán và trị bệnh, bảo vệ sức khỏe. Đây cũng là một liệu pháp tự nhiên, rất đơn giản, dễ học, vận dụng lại có hiệu quả nhanh chóng.

Cách cạo gió

Cách cạo gió như sau:

  • Cầm dụng cụ cạo gió nghiêng 45 độ, thoa dầu đều lên chỗ đau và vùng da có kinh mạch cần cạo. Sau đó, căn cứ vào bệnh tình để cạo theo hướng vận hành của kinh lạc.
  • Thông thường, ta nên cạo từ vùng đầu, cổ vai lưng và tay chân trước sau đó mới đến vùng ngực. Nên cạo nhẹ nhẹ từ mạnh để tránh làm người bệnh bị đau

Mỗi đoạn kinh lạc nên cạo khoảng 20 đến 30 lần, hoặc cho đến khi suất hiện đốm đỏ dưới da, và kẹo lần lượt từng đoạn dài 20cm . Không nên cạo ở nơi có xương nhô lên hoặc vùng da bất thường để tránh gây đau đớn và tổn thương da.

Căn cứ theo tốc độ vận hành “Một hơi sáu tấc của kim khí, ta nên cạo với tốc độ 20cm/giây để phù hợp với tốc độ này, từ đó cạo tần số rung động chung nhằm nâng cao hiệu quả trị liệu”.

Nên kết hợp chà và cạo, nếu chà trước cạo sau sẽ giảm đau, giúp vết bầm tan nhanh chóng. Thao tác nên khéo léo, nhẹ nhàng, đều đặn và chính xác để đạt hiệu quả cao nhất.

Khi nào thì nên cạo gió

Nên cạo gió khi kinh lạc bị tắc nghẽn, trên da sẽ xuất hiện các vết bầm có hình dạng và màu sắc khác nhau. Thông thường, chúng có dạng như lỗ kim, hay khối (nhỏ thì bằng hạt đậu xanh, lớn thì bằng hạt đậu tằm hoặc thành mảng), màu sắc gồm có xanh, tím, đỏ, đen.

Theo trung y thì là nhiệt, khối là hàn, đó là phong nhiệt, tím là ứng nhiệt, xanh là hàn khí, đen là hàn độc. Như vậy, căn cứ vào những biểu hiện sau khi cạo gió, ta có thể biết đến bệnh trạng của cơ thể thuộc về hàn, nhiệt hay thực.

Lưu ý: Khi cạo gió, người bệnh không nên ngồi trước gió, quạt hoặc máy điều hòa nhiệt độ. Bởi khi cạo, trên da sẽ xuất hiện những sung huyết, Khiến lỗ chân lông nở ra. Lúc này, nếu gặp gió hay hơi lạnh thì cơ thể không những không bài tiết được độc tố, tà khí và nhiệt tủ ra ngoài mà còn bị phong hàn xâm nhập khiến kinh lạc thêm ý tắc.

Trong vòng hai tiếng sau khi cạo gió, bệnh nhân không được uống nước lạnh hoặc chạm vào nước lạnh. Nếu không, mạch máu sẽ co lại dẫn đến tình trạng đau nhức trong cơ thể hoặc giảm hiệu quả chị liệu. Trước và sau khi cạo gió bệnh nhân nên uống nước ấm để thúc đẩy khí huyết lưu thông, giúp tăng tốc độ trao đổi chất đồng thời nâng cao hiệu quả trị liệu.

Thông thường, nếu sau khi cạo gió mà không thấy biểu hiện gì nghĩa là bệnh đã thuyên giảm hoặc đổ bệnh ở quá sâu nên cạo gió không tác động tới hay khí huyết trong cơ thể đang bị thiếu hụt. Với hai trường hợp sau chúng ta nên áp dụng kết hợp phương pháp khác như giác hơi, đã thông kinh lạc.

Tuy cạo gió không gây tổn thương lục phủ ngũ tạng, nhưng những người bệnh nặng, khí huyết hư nhược, thai phụ, bệnh nhân ung thư hay những người có xu hướng suất huyết không nên dùng biện pháp này. Tóm lại để hạn chế nguy hiểm ta không nên cạo gió khi chưa nắm rõ nguyên nhân gây bệnh.

Nếu bạn cần tìm địa chỉ cạo gió uy tín, chuyên nghiệp, thì có thể đến Spa Shan Health – Dưỡng sinh đông y trị liệu để được tư vấn và điều trị nhé.

  • Địa chỉ: Số 42A Đường Số 9, Khu Dân Cư Cityland, P. 10, Q. Gò Vấp, TP.HCM
  • Email: shanhealthspa@gmail.com
  • Hotline: 0973464641
  • Website: shanhealth.vn