Skip to content Skip to footer

Gaslighting Là Gì? Dấu Hiệu Cách Không Trở Thành Con Rối Nơi Công Sở

Gaslighting là gì? Làm sao để nhận biết bản thân có đang bị người khác Gaslighting hay không? Cùng Shan Health tìm hiểu Gaslighting là gì? Cách thoát khỏi tình trạng Gaslighting nơi công sở hiệu quả qua bài viết dưới đây. 

Gaslighting là gì?

Gaslighting là gì? Nói một cách dễ hiểu thì Gaslighting là cách dùng những thông tin sai trái, không đúng sự thật để thao túng tâm lý, kiểm soát tinh thần của nạn nhân. Người Gaslighting thường sử dụng các mánh khóe trong lời nói để nạn nhân nghi ngờ về năng lực của chính mình. Thông thường Gaslighting chia thành 2 loại là Gaslighting gia đình và Gaslighting nơi công sở. 

Gaslighting là gì?
Gaslighting là gì?
  • Gaslighting trong gia đình: Khi người chồng thường xuyên đi nhậu, nếu vợ nói đến thì lại bảo đi nhậu để gặp gỡ đối tác để làm ăn. Dần dần người vợ tin chồng đi nhậu vì công việc và việc mình cằn nhằn là sai.
  • Gaslighting nơi công sở: Đây là tình trạng mà cấp trên sẽ dùng sợi dây trói buộc vô hình khiến bạn phải nghe lời. Những cách thao túng tâm lý của cấp trên khiến nhân viên ngày càng nỗ lực làm việc và phục tùng họ. 

Tại sao người ta lại thích Gaslighting

Gaslighting là một hình thức thao túng tâm lý mà người thực hiện sử dụng lời nói, hành động để kiểm soát cảm xúc, chi phối và lấy lợi ích từ người khác. Thường xảy ra trong các mối quan hệ không lành mạnh, gaslighting được thực hiện với mục đích làm cho nạn nhân trở nên hoang mang và mất tự tin vào nhận thức của mình. Dưới đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc gaslighting:

Tại sao người ta lại thích Gaslighting
Tại sao người ta lại thích Gaslighting
  • Kiểm soát: Gaslighting giúp kẻ lạm dụng kiểm soát cảm xúc và hành động của nạn nhân, khiến nạn nhân trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào kẻ lạm dụng do sự hoang mang và rối loạn.
  • Tự bảo vệ: Kẻ gaslighting sử dụng kỹ thuật này để tránh sự chỉ trích và trách nhiệm về hành động sai trái của mình, bằng cách làm cho người khác nghi ngờ vào nhận thức của họ về sự việc.
  • Đạt được mục tiêu cá nhân: Thao túng qua gaslighting giúp kẻ lạm dụng đạt được mục tiêu cá nhân, bất kể điều này có gây hại đến người khác như thế nào.

Dấu hiệu cho thấy một người có xu hướng Gaslighting là gì

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận thấy ai đó đang có xu hướng Gaslighting: 

Dấu hiệu cho thấy một người có xu hướng Gaslighting là gì
Dấu hiệu cho thấy một người có xu hướng Gaslighting là gì
  • Họ dùng lời nói để khiến bạn nghi ngờ bản thân, như: “Tớ nói như thế là vì tớ lo cho cậu thôi!”; “Anh/chị có nói thế bao giờ đâu. Em nhớ nhầm à?”; “Sao bạn nghĩ nhiều thế? Chuyện đó chẳng có gì to tát cả!”
  • Liên tục đổ lỗi cho bạn để rũ bỏ trách nhiệm, làm bạn chịu trách nhiệm cho lỗi sai không phải của mình.
  • Bẻ cong sự thật khiến bạn nghi ngờ chính mình. Ví dụ, thái độ làm việc tích cực của bạn bị dán nhãn tiêu cực.
  • Khi bạn nhờ giúp đỡ và nhận được những câu như “Sao cái gì em cũng hỏi thế?” hoặc “Có thế mà cũng không làm được?” bạn sẽ cảm thấy mình phiền phức và yếu kém.
  • Họ “quên” không thông báo cho bạn về cuộc họp hoặc những việc bạn đã làm trong dự án chung, nhằm chối bỏ trách nhiệm hoặc hạ thấp giá trị của bạn.
  • Bạn nhận nhiều chỉ trích thay vì ý kiến xây dựng, đặc biệt là trước mặt nhiều người, làm bạn tổn thương lòng tự trọng và nghi ngờ khả năng của mình.
  • Lấy sự quan tâm làm lý do biện hộ 
  • Người khác liên tục bàn tán tiêu cực về bạn và lan truyền những chuyện không tốt về bạn, làm bạn cảm thấy mình bị cô lập và nghi ngờ bản thân.
  • Bạn bị “quên” trong các cuộc họp và dần bị loại khỏi các dự án hoặc quyết định quan trọng, làm giảm vai trò của bạn trong công ty.

Bạn có đang bị người khác thao túng tâm lý nơi công sở hay không

Khi nghi ngờ mình bị gaslight, hãy tự hỏi bản thân các câu sau:

  • Quan điểm của bạn về bản thân có thay đổi theo ý kiến của người khác không?
  • Bạn có cảm thấy lo lắng, hoảng sợ quá mức trước những sai lầm nhỏ của mình không?
  • Bạn có cảm thấy mình luôn sai trong mọi việc liên quan đến đối phương không?
  • Bạn có phục tùng mọi ý kiến của đối phương một cách vô điều kiện không?

Nếu phần lớn câu trả lời là “Có”, bạn có thể đang bị gaslight. Nhận ra và thoát khỏi tình trạng này rất khó vì nó liên quan trực tiếp đến nỗi sợ của bản thân như sợ không được thấu hiểu, sợ bị bỏ rơi, và sợ không được tôn trọng, yêu thương.

Cách thoát khỏi “vở kịch Gaslighting” hiệu quả

Khỉ đã hiểu rõ gaslighting là gì rồi thì bạn cần biết cách thoát khỏi vở kịch thao túng tâm lý đó. Một số cách để thoát khỏi vở kịch gaslighting hiệu quả là: 

  • Xác nhận tình trạng gaslighting: Làm rõ ai đang thao túng bạn và cách họ thực hiện hành vi này. Ghi chú lại những lần bạn tự nghi ngờ bản thân để nhận ra hiện tượng gaslighting.
  • Dành thời gian để thiền: Thiền giúp bạn giữ được chính kiến và quan điểm của mình mỗi khi nghi ngờ bản thân.
  • Tìm kiếm sự giúp đỡ: Nói chuyện với bạn bè hoặc thành viên gia đình mà bạn tin tưởng. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhà trị liệu hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Thông tin về gaslighting là gì? Dấu hiệu nhận biết cũng như cách khắc phục đã được shanhealth.vn chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Bạn đọc có thể tham khảo để tránh bị người khác gaslighting.