Skip to content Skip to footer

Guilt Trip Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Đối Phó Với Guilt Trip

Guilt Trip được hiểu là một cảm giác tồi tệ khi làm không làm hài lòng ai đó, điều này khiến bạn dễ bị căng thẳng và stress nặng. Để hiểu rõ Guilt Trip là gì, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết sau đây của Shan Health để biết thêm thông tin nhé. 

Guilt Trip là gì?

Guilt Trip là gì? Theo từ điển Cambridge, “Guilt Trip” là cảm giác tội lỗi mãnh liệt khi bạn làm sai hoặc quên làm gì đó, thường do không đáp ứng được kỳ vọng của người khác. “Guilt tripping” là hành động khiến ai đó cảm thấy tội lỗi với mục đích khiến cho họ làm điều gì đó.

Guilt Trip là gì?
Guilt Trip là gì?

Trong tâm lý học, guilt trip được xem như một phương pháp thao túng tâm lý. Kẻ thao túng sẽ làm bạn cảm thấy rằng những gì bạn đã làm hoặc không làm là sai, tạo ra cảm giác dằn vặt và tội lỗi. Sau đó, họ lợi dụng cảm giác này để khiến bạn làm điều gì đó cho họ. Những cảm xúc này thường xuất hiện khi bạn nhận ra hành động của mình là sai. Nhiều người hiểu rõ guilt trip và biết cách sử dụng nó một cách khéo léo để lợi dụng người khác.

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Guilt Trip

Đôi khi, dấu hiệu nhận biết guilt trip rất rõ ràng nhưng cũng có những dấu hiệu tinh vi và khó đoán hơn. Một vài dấu hiệu cụ thể như sau: 

Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Guilt Trip
Dấu hiệu cho thấy bạn đang bị Guilt Trip
  • Thường nhắc lại các lỗi lầm trong quá khứ của bạn
  • Mỉa mai với những nỗ lực của bạn
  • Hay phiền hà về tốc độ làm việc của bạn, cho rằng bạn không hoàn thành được công việc mà họ đã đưa ra
  • Từ chối nói chuyện cho dù bạn đang cố gắng làm lành và hàn gắn mối quan hệ
  • Nói với bạn về sự quan trọng của họ trong cuộc sống của bạn, chẳng hạn như “không có anh, giờ em có được vậy không?”
  • Thể hiện sự giận dữ với bạn bằng các hành động như trừng mắt, khoanh tay, thở dài hay đập phá đồ đạc. 

Lưu ý rằng, các dấu hiệu trên đôi khi chỉ là biểu hiện của sự tức giận và không vui. Chỉ khi chúng trở thành khuôn mẫu lặp đi lặp lại thì bạn nên chú ý, vì đó có thể là dấu hiệu của một mối quan hệ độc hại. Nhận thức được điều này sớm sẽ giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn.

Tại sao một số người lại sử dụng Guilt Trip?

Có nhiều cách để khơi dậy cảm giác tội lỗi tùy thuộc vào mục tiêu của người thao túng. Các mục đích chính của việc sử dụng guilt trip bao gồm:

Tại sao một số người lại sử dụng Guilt Trip
Tại sao một số người lại sử dụng Guilt Trip
  • Thao túng tâm lý: Ép buộc ai đó làm điều họ không muốn làm.
  • Tránh xung đột: Sử dụng cảm giác tội lỗi để tránh đối mặt trực tiếp với vấn đề và xung đột không cần thiết.
  • Giáo dục hành vi và đạo đức: Khiến người khác nhận ra sai lầm và sửa chữa hành vi trong tương lai.
  • Khơi gợi sự đồng cảm: Đóng vai nạn nhân để nhận được sự đồng cảm từ người khác.

Guilt Trip có thật sự xấu hay không?

Cảm giác tội lỗi là một cảm xúc phức tạp nhưng không phải lúc nào cũng tiêu cực. Chẳng hạn, ba mẹ có thể nói: “Ba mẹ đã làm việc vất vả cả ngày để lo cho con có nhà ở và thức ăn, nhưng con không thể rửa bát hay dọn dẹp nhà giúp ba mẹ?” Nếu bạn thấy điều này hợp lý, bạn sẽ chú ý hơn đến việc dọn dẹp nhà cửa để giúp đỡ ba mẹ.

Việc sử dụng cảm giác tội lỗi để thay đổi hành vi theo hướng tích cực có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu không gây hại và không ảnh hưởng đến mối quan hệ, thì cũng không có vấn đề gì. 

Cách đối phó với tình trạng Guilt Trip

Nếu đã biết Guilt Trip là gì và bạn đang cảm thấy bạn thân đang rơi vào tình trạng Guilt Trip, bạn có thể đối phó như sau: 

  • Lắng nghe và đồng cảm: Nhận ra nhu cầu của người khác có thể giúp họ giảm bớt cảm giác tội lỗi và không cảm thấy bị phớt lờ. Hiểu và nhận biết dấu hiệu guilt trip giúp giao tiếp dễ dàng hơn.
  • Đặt ranh giới: Xác định rõ những gì bạn có thể và không thể chấp nhận. Ranh giới giúp bảo vệ nhu cầu của bạn và cho người khác biết rằng không phải họ muốn gì bạn cũng sẽ làm. Khi ranh giới bị vi phạm, hãy cho thấy hậu quả.
  • Cùng trao đổi để đưa ra cách giải quyết: Hiểu lý do phía sau việc sử dụng guilt trip giúp tìm ra giải pháp hiệu quả hơn. Xác thực cảm xúc của bạn và người khác và đưa ra các lựa chọn thay thế khi bạn không thể đáp ứng yêu cầu của họ.

Khi nào thì bạn nên đi gặp bác sĩ tâm lý

Nếu bạn gặp phải tình huống bị guilt trip thường xuyên, gây căng thẳng, stress hoặc trầm cảm, hãy liên hệ với bác sĩ tâm lý khi:

  • Hành vi buộc tội lặp đi lặp lại.
  • Bạn cảm thấy mình không thể làm điều gì đúng.
  • Người khác cố gắng kiểm soát hành vi của bạn.
  • Họ không chấp nhận lời xin lỗi của bạn và liên tục nhắc lại lỗi lầm.
  • Xuất hiện hành vi bắt nạt làm tổn thương lòng tự trọng và tâm lý của bạn.

Thông tin trên bài cũng đã giải đáp Guilt Trip là gì? Dấu hiệu và cách khắc phục. Hy vọng thông tin mà Shan Health chia sẻ có thể giúp ích cho bạn đọc.