Thiền là phương pháp giúp giảm stress, thư giãn thân – tâm và cải thiện sức khỏe tinh thần đã, đang được rất nhiều người thực tập. Đối với những người đã thực tập thiền lâu dài thì việc bắt đầu một buổi thiền rất đơn giản, tuy nhiên với những người lần đầu tìm hiểu về thiền thì việc bắt đầu sẽ hơi phức tạp hơn. Bài viết dưới đây, Shan Health sẽ hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu để buổi thiền tập của bạn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả tốt nhất.
Những điều cần chuẩn bị để có một buổi thực tập thiền hiệu quả
Để có một buổi thiền hiệu quả cho người mới bắt đầu thực tập, trước tiên bạn cần chuẩn bị kỹ một vài điều sau:
- Không gian để thực tập thiền có thể ở nhà, ở văn phòng, lớp học, không nhất thiết phải có một không gian dành riêng để thiền. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu thực tập thì nên chọn một nơi yên tĩnh để không bị làm xao nhãng, mất tập trung.
- Trước khi bắt đầu bắt đầu buổi thiền, nên tắt hết thông báo trên các thiết bị di động để không bị làm phiền khi thiền tập.
- Khoảng thời gian ngồi thiền lý tưởng nhất cho người mới bắt đầu là khoảng 10 – 15 phút. Khi đã bắt đầu quen dần với việc ngồi thiền thì có thể nâng thời gian lên 20 – 30 phút tùy lịch trình, thời gian rảnh của mỗi người.
- Bạn cũng có thực hiện ngồi thiền với chuông xoay tây tạng để dẫn dắt tâm trí tập trung ở giai đoạn mới bắt đầu.
Hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu
Nếu bạn mới tìm hiểu về thiền và thực tập ngồi thiền nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo các bước hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu dưới đây.
Bước 1: Tư thế ngồi thiền
Đối với tư thế ngồi thiền, bạn không nhất thiết phải ngồi theo đúng tư thế kiết già trong nhà Phật, có thể ngồi lơi lỏng một chút sao cho bản thân cảm thấy thoải mái và cơ thể được dễ chịu nhất.
- Đầu tiên, bạn ngồi xuống và điều chỉnh cơ thể sao cho tư thế ngồi được vững chãi. Nếu ngồi trên sàn thì có thể lót một tấm nệm mỏng để cơ thể được trụ vững, nếu ngồi trên ghế thì nên ngồi thẳng lưng, không tựa vào lưng ghế, hai chân buông thõng đặt dưới sàn, hai tay đan vào nhau để thoải mái trên đùi.
- Thả lỏng toàn bộ cơ thể, lưng giữ thẳng tự nhiên, cằm ở tư thế thoải mái, không cúi thấp quá cũng không ngẩng cao quá.
Bước 2: Cách hít thở khi thiền
Sau khi chuẩn bị xong phần tư thế thiền, tiếp theo sẽ đến phần điều chỉnh cách hít thở trong khi thiền.
- Với dáng ngồi thoải mái, bạn từ từ nhắm mắt lại, thả lỏng và cảm nhận sự thư giãn nghỉ ngơi của đôi mắt trong từng động tác bạn thực hiện. Ngoài tác dụng giúp cho mắt được thư giãn thì việc nhắm hờ mắt khi thiền cũng giúp bạn tăng sự tập trung vào việc thiền định, không bị làm bấn loạn bởi các yếu tố nhìn thấy.
- Tập trung mọi sự chú ý của tâm trí vào hơi thở và cảm nhận từng luồng không khí đi qua khoang mũi. Hít vào thật sâu sau đó thở ra chậm rãi, cố gắng giữ cho nhịp thở thật đều đặn một cách tự nhiên nhất, không cố gò ép.
- Cảm nhận sự thay đổi của cơ thể, bụng phồng lên khi hít vào và xẹp xuống khi thở ra.
- Trong khi thiền, bạn cần duy trì sự chánh niệm trong từng hơi thở để giữ tâm thức của mình bình yên, thư giãn trong suốt buổi thiền tập.
Bước 3: Kết thúc buổi thiền
Khi kết thúc buổi thiền, bạn cũng cần nhẹ nhàng và chậm rãi trở lại với thế giới xung quanh như khi chuẩn bị cho buổi thiền để cơ thể có thời gian thích nghi.
- Mở mắt nhẹ nhàng và đứng dậy một cách chậm rãi để cơ thể cũng như tâm trí của bạn kịp điều chỉnh sau buổi ngồi thiền.
- Thư giãn các cơ tay, cơ chân sau khi đứng dậy cho máu huyết lưu thông, tránh tình trạng các cơ bị tê mỏi, đau nhức.
- Sau khi kết thúc buổi thiền, bạn cũng nên duy trì trạng thái mỉm cười nhẹ nhàng và suy nghĩ một cách lạc quan, tích cực, giữ cho tâm trạng được bình yên để làm tiếp các công việc khác.
Ngồi thiền đúng cách có tác dụng gì?
Việc ngồi thiền đúng cách không chỉ giúp bạn thư giãn tinh thần hiệu quả mà còn có tác dụng đánh bay mọi phiền não, lo âu, giúp bạn giữ được sự điềm tĩnh trong mọi vấn đề của cuộc sống.
Khi đã quen với việc ngồi thiền, khả năng tập trung của bạn cũng được cải thiện đáng kể nhờ thói quen tập trung vào hơi thở trong lúc thực tập, điều này sẽ có ích cho công việc, học tập của bạn.
Ngồi thiền đúng cách cũng có tác dụng giúp loại bỏ nguồn năng lượng xấu trong cơ thể, giúp bạn thoải mái tinh thần, cải thiện sức khỏe thể chất.
Lời kết
Shan Health vừa chia sẻ đến bạn đọc các bước hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu tìm hiểu và thực tập thiền. Mong rằng những thông tin chỉ dẫn chúng tôi đề cập đến trong bài viết trên sẽ giúp ích được cho bạn khi muốn bắt đầu thực tập ngồi thiền.