Tình trạng khó ngủ, khó vào giấc hoặc đôi khi thức trắng nguyên một đêm xảy ra ở rất nhiều người, ở mọi độ tuổi và sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe bởi giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tinh thần, thể chất của mỗi người. Nếu bạn thắc mắc nguyên nhân gây nên tình trạng khó ngủ, những tác động của việc thường xuyên bị khó ngủ, không ngủ được đến sức khỏe và khó ngủ nên làm gì để cải thiện thì có thể tham khảo chi tiết trong bài viết Shan Health chia sẻ dưới đây.
Những nguyên nhân gây khó ngủ
Tình trạng khó ngủ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau từ chủ quan đến khách quan. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng khó ngủ ở nhiều người.
Do bệnh lý
Những người mắc phải các chứng bệnh mạn tính như: Hen suyễn, xương khớp, dị ứng, huyết áp cao,… là những người thường xuyên gặp phải tình trạng khó ngủ bởi sự khó chịu của cơ thể và các cơn đau nhức.
Ngoài ra, bệnh thiếu máu não cũng khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng khó ngủ, khó vào giấc bởi khi lượng máu lưu thông không đủ, não bộ sẽ bị thiếu hụt oxy, thiếu dưỡng chất khiến cơ thể bị mệt mỏi và khó vào giấc.
Do chế độ sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt không hợp lý, không điều độ cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều người gặp phải tình trạng trằn trọc, khó ngủ. Cụ thể như:
- Ăn quá no vào bữa tối: Việc ăn quá no vào bữa tối sẽ khiến cho cơ thể không thể tiêu hóa kịp thức ăn, đây là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị trằn trọc, khó vào giấc ngủ.
- Sử dụng cà phê, trà, nước tăng lực vào buổi tối: Các loại đồ uống này có chứa cafein, khi nạp vào cơ thể cần đến 10 tiếng để cơ thể loại bỏ hết. Do đó, sử dụng cà phê, trà hoặc nước tăng lực cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào trạng thái khó ngủ, mất ngủ.
- Do ngủ nhiều vào ban ngày: Ngủ quá nhiều vào ban ngày, buổi chiều tối cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người rơi vào tình trạng khó ngủ vào buổi tối.
- Cơ thể bị đói: Ngược lại với việc ăn quá no, tình trạng để bụng đói đi ngủ, đây cũng là một nguyên nhân khiến nhiều người bị buồn ngủ nhưng không ngủ được bởi sự khó chịu do cơn đói gây ra.
- Do lịch làm việc không cố định: Tình trạng khó ngủ cũng rất dễ gặp phải ở những người có lịch trình làm việc thường xuyên bị thay đổi, chênh lệch múi giờ.
- Chỗ ngủ bị ô nhiễm âm thanh, ánh sáng: Phòng ngủ bị sáng quá hoặc có nhiều tiếng ồn, tạp âm cũng là một nguyên nhân làm cho nhiều người rơi vào tình trạng khó ngủ.
Một số biểu hiện của tình trạng khó ngủ
Tình trạng khó ngủ rất dễ để nhận biết bởi các triệu chứng biểu hiện ra rất rõ ràng. Bạn có thể dễ dàng nhận biết bản thân hoặc người thân đang mắc phải chứng khó ngủ thông qua một số biểu hiện cụ thể như:
- Bạn mất nhiều thời gian mới có thể chìm vào giấc ngủ.
- Thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại sau đó hoặc thường dậy quá sớm.
- Cơ thể khó cử động khi thức dậy vào buổi sáng hôm sau.
- Tay chân thường xuyên bị giật trong lúc ngủ.
- Cơ thể hay buồn ngủ vào buổi sáng ngay khi vừa thức dậy.
- Thường xuyên ngủ gật hoặc buồn ngủ mọi lúc.
- Mơ nhiều cũng là một biểu hiện của tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
Tác động của tình trạng khó ngủ đến sức khỏe
Khó ngủ, không thể vào giấc khi xảy ra lâu ngày không có dấu hiệu thuyên giảm sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái thiếu ngủ và gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần như:
- Khả năng tập trung giảm sút: Khó ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến cho cơ thể và não bộ của bạn không có đủ thời gian để phục hồi năng lượng. Điều này sẽ khiến cho khả năng tập trung của não bộ kém hiệu quả, dễ mắc lỗi và khả năng phản xạ trước các tình huống bất ngờ cũng giảm sút.
- Hệ miễn dịch bị suy yếu: Cơ thể bị khó ngủ, thiếu ngủ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch, làm cho hệ miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những loại bệnh vặt.
- Cảm xúc bị rối loạn: Cảm xúc của những người bị khó ngủ, thiếu ngủ cũng thường xuyên bị rối loạn, không ổn định. Điều này có thể gây ra nhiều trở ngại cho cuộc sống và công việc thường ngày.
- Khó ngủ, thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch: Cơ thể bị khó ngủ kéo dài gây mất ngủ cũng làm cho nguy cơ mắc phải các chứng bệnh về tim mạch, đột quỵ hay tiểu đường tăng cao hơn nhiều lần so với những người ngủ đủ giấc, dễ đi vào giấc ngủ.
Khó ngủ nên làm gì để cải thiện?
Có khá nhiều biện pháp được áp dụng để cải thiện tình trạng khó ngủ và cho hiệu quả tốt. Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng phổ biến nhất, bạn đọc có thể tham khảo, cân nhắc và chọn ra một vài phương pháp phù hợp với bản thân để cải thiện chứng khó ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ.
Uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng khó ngủ, khó vào giấc thì có thể cân nhắc, uống một ly sữa ấm trước giờ đi ngủ khoảng 30 phút.
Việc uống một ly sữa ấm vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ cung cấp canxi cho cơ thể để não bộ sản sinh ra hormone melatonin – là một loại hormone giúp điều hòa giấc ngủ, từ đó cải thiện tình trạng khó ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ của bạn.
Thường xuyên vận động cơ thể
Vận động cơ thể thường xuyên bằng cách tập thể dục, thể thao cũng là một cách hiệu quả để giải quyết tình trạng khó ngủ bởi khi tập luyện sẽ kích thích hệ tuần hoàn, máu huyết lưu thông tốt giúp não được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, từ đó chất lượng giấc ngủ được cải thiện.
Bên cạnh đó, khi tập luyện các nhóm cơ sẽ trở nên mệt mỏi, cần nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng nên cơ thể sẽ dễ chìm vào giấc ngủ.
Không sử dụng cafein vào buổi tối
Cafein là chất có tác dụng giúp kích thích cho trí nào trở nên tập trung, tỉnh táo hơn, cơ thể cũng cần rất nhiều thời gian để chuyển hóa, hấp thụ và đào thải. Do vậy, để cải thiện tình trạng khó ngủ, bạn cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống có chứa cafein vào buổi chiều tối.
Hạn chế ăn quá no vào bữa tối
Một trong số những nguyên nhân gây nên hiện tượng khó ngủ, khó vào giấc ở nhiều người là do ăn tối quá no làm cho bụng bị khó chịu. Vì vậy, bạn nên xem xét lại chế độ ăn uống vào bữa tối, hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể và tốt nhất nên ăn tối trước 7h tối để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa, tránh làm bụng khó chịu khi đến giờ đi ngủ.
Thiền định với chuông xoay
Thiền định kết hợp với chuông xoay tây tạng khoảng 30 phút mỗi tối trước khi đi ngủ cũng là một biện pháp giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, khó vào giấc rất hiệu quả.
Khi thiền định, cả thân – tâm – trí đều được thư giãn tuyệt đối, những lo âu trong cuộc sống đều được gác lại một bên, điều này sẽ giúp cho bạn dễ chìm vào giấc ngủ, tránh được chứng khó ngủ.
Tạo không gian ngủ thoải mái
Không gian ngủ cũng có những tác động nhất định đến việc bạn vào giấc nhanh hay chậm. Để tránh tình trạng khó ngủ, bạn có thể tham khảo việc trang trí lại phòng ngủ, sử dụng chăn, ga, gối êm ái hơn để tạo sự thoải mái, giúp cơ thể chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
Xử lý tiếng ồn, ánh sáng trong phòng ngủ
Không gian ngủ cũng cần phải yên tĩnh và không bị ô nhiễm ánh sáng, do vậy bạn nên thử tắt hết các thiết bị điện trong phòng ngủ, sử dụng những miếng xốp tiêu âm để hạn chế bị làm phiền bởi âm thanh, tiếng động ngoài phòng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Hạn chế căng thẳng, áp lực
Đầu óc bị căng thẳng, áp lực do công việc, học tập và các vấn đề trong cuộc sống cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều người bị mất ngủ. Vì vậy, để tránh tình trạng bị thao thức, khó chìm vào giấc ngủ, bạn cần giải quyết hết những vấn đề gây nên tình trạng áp lực, khiến tinh thần bản thân bị căng thẳng hoặc học cách gạt bỏ mọi thứ khi về nhà để có những giờ phút thư giãn bên gia đình và một giấc ngủ ngon, chất lượng.
Thư giãn tinh thần
Trước khi đi ngủ, bạn có thể cho đầu óc và tinh thần được thư giãn bằng cách nghe một vài bài nhạc nhẹ nhàng hoặc xem một bộ phim yêu thích. Đây là một cách rất hiệu quả để loại bỏ căng thẳng và giúp bạn dễ vào giấc hơn rất nhiều.
Sử dụng các loại trà thảo dược hỗ trợ giấc ngủ
Để cải thiện tình trạng khó ngủ, bạn cũng có thể sử dụng một số loại trà thảo mộc có tác dụng hỗ trợ giấc ngủ, giúp ngủ ngon như: Trà tim sen, trà hoa nhài, trà hoa cúc, trà gừng,…
Hạn chế dùng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ
Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng hay điện thoại là một nguyên nhân phổ biến gây cản trở cơn buồn ngủ. Do vậy, để dễ vào giấc, bạn nên ngưng sử dụng tất cả các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng.
Thiết lập thời gian ngủ cho cơ thể
Cơ thể con người là một cỗ máy có thể điều chỉnh được, do vậy để cải thiện tình trạng khó ngủ, bạn hãy tham khảo cách thiết lập thời gian ngủ vào một khung giờ nhất định mỗi ngày và để cơ thể làm quen với khung giờ đó. Sau khi cơ thể quen, bạn sẽ tự động buồn ngủ khi đến giờ và cũng không còn tình trạng thao thức, trằn trọc khó vào giấc.
Ngâm chân với nước ấm
Ngâm chân vào nước nóng khoảng 40 – 50 độ C có tác dụng giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, não bộ được cung cấp đầy đủ oxy, kinh mạch toàn thân được đả thông, từ đó giúp bạn dễ ngủ và giấc ngủ có chất lượng cao.
Lời kết
Shan Health vừa chia sẻ đến bạn những thông tin liên quan đến tình trạng khó ngủ, giải đáp câu hỏi khó ngủ nên làm gì bằng các phương pháp cụ thể để bạn tham khảo, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân nhằm nâng cao chất lượng giấc ngủ. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích được cho bạn đọc.