Skip to content Skip to footer

Rối Loạn Hoảng Sợ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục 

Rối loạn hoảng sợ là một bệnh lý rất phổ biến trong thời đại cuộc sống ngày càng cạnh tranh, vội vã và có quá nhiều điều phải lo lắng như hiện nay. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Shan Health tìm hiểu cụ thể nguyên nhân gây nên chứng rối loạn hoảng sợ, những triệu chứng và cách để khắc phục hiệu quả.

Rối loạn hoảng sợ là gì? 

Rối loạn hoảng sợ là tình trạng các cơn hoảng loạn, sợ sệt không rõ nguyên nhân cứ xuất hiện lặp đi lặp lại đột ngột và mạnh mẽ. Người bị rối loạn hoảng hoảng sợ khi bộc phát thường bị mất kiểm soát với bản thân, và có cảm giác nguy hiểm như đang cận kề cái chết. 

Rối loạn hoảng sợ
Rối loạn hoảng sợ là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn hoảng sợ

Hiện nay, nguyên nhân gây nên chứng rối loạn hoảng sợ vẫn chưa được xác định chính xác, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguồn gốc của rối loạn hoảng sợ có thể xuất phát từ nhiều yếu tố kích thích. Một số yếu tố chính kích thích sự bộc phát và tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn hoảng sợ này như: 

  • Do yếu tố di truyền.
  • Do tinh thần bị căng thẳng cực độ.
  • Do sự xuất hiện của những cảm xúc tiêu cực.
  • Do các chất kích thích như nicotine, caffeine đưa vào cơ thể.

Biểu hiện của chứng rối loạn hoảng sợ

Tình trạng rối loạn hoảng sợ có thể bộc phát mọi lúc, mọi nơi và trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Không có biện pháp nào dự đoán trước thời điểm phát tác của chứng rối loạn này. 

Rối loạn hoảng sợ
Biểu hiện của chứng rối loạn hoảng sợ

Những người mắc chứng rối loạn hoảng sợ thường xuất hiện một số các triệu chứng như: 

  • Tâm lý tiêu cực, hay lo sợ về sẽ có chuyện hiểm xảy ra và sợ cái chết cận kề.
  • Sợ bản thân bị mất kiểm soát. 
  • Có cảm giác lo lắng không ngừng, mất sự tập trung.
  • Thường xuyên cảm thấy xuất hiện các cơn đau ở vùng ngực.
  • Cơ thể cảm thấy chóng mặt, không giữ được thăng bằng thậm chí có thể bị ngất xỉu.
  • Thường xuyên cảm thấy bị nghẹt thở, khó thở.
  • Cơ thể thấy nóng bừng hoặc ớn lạnh, đổ mồ hôi.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc bụng bị khó chịu.
  • Cảm thấy người bị cóng lại hoặc như có kiến bò trên người.
  • Tim đập nhanh, hô hấp khó khăn và thường xuyên thấy bị hụt hơi.
  • Cơ thể thường xuyên bị run lên không có lý do.

Những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn hoảng sợ

Tình trạng rối loạn hoảng sợ có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, thuộc mọi độ tuổi từ người trẻ đến người lớn tuổi. Tuy nhiên, phổ biến nhất là những người ở độ tuổi thiếu niên chuẩn bị trưởng thành và nguy cơ nữ giới bị rối loạn hoảng sợ cao hơn so với nam giới. 

Những người có quá nhiều khó khăn, áp lực trong cuộc sống; Người phải trải qua những nỗi đau, mất mát người thân; Những người bị tổn thương về mặt tâm lý, bị ám ảnh bởi những sự việc nghiêm trọng; Những người bị trầm cảm sau sinh, sau hôn nhân và những người gia đình có tiền sử bị rối loạn hoảng sợ.

Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn hoảng sợ 

Chứng rối loạn hoảng sợ khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra khá nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn hoảng sợ 
Những biến chứng nguy hiểm của rối loạn hoảng sợ
  • Khi không được điều trị kịp thời, càng lâu ngày thì người bệnh càng dễ bị hình thành sự sợ hãi cụ thể với bất cứ điều gì trong cuộc sống như: Sợ đám đông, sợ ở một mình, sợ lái xe, sợ giao tiếp,…
  • Có cảm giác bị ám ảnh quá mức với tình trạng sức khỏe của bản thân. 
  • Cảm thấy khó khăn đối với việc học tập, làm việc.
  • Không muốn giao tiếp với bất kỳ ai
  • Lạm dụng các chất kích thích, rượu bia.
  • cảm giác tuyệt vọng, những suy nghĩ tiêu cực với cuộc sống, có các hành động làm hại bản thân thậm chí có ý định tự tử.

Các phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ

Để điều trị chứng rối loạn hoảng sợ, hiện tại có 3 phương pháp chủ yếu được áp dụng: 

Điều trị bằng thuốc

Để điều trị chứng rối loạn hoảng sợ bằng thuốc, trước tiên người bệnh cần đi đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và kê đơn thuốc đúng với tình trạng thực tế. 

Điều trị bằng liệu pháp tâm lý 

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng thuốc thì liệu pháp tâm lý cũng là một lựa chọn tốt để cải thiện chứng rối loạn hoảng sợ. Người bệnh sẽ được thăm khám, trò chuyện với các chuyên gia về tâm lý để có thể tìm ra nguyên nhân và có giải pháp điều trị phù hợp với từng giai đoạn của bệnh. 

So với việc chỉ điều trị bằng thuốc thì liệu pháp trị liệu tâm lý, người bệnh có thể tâm sự, giãi bày với các chuyên gia, từ đó giải quyết được một số khúc mắc có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn hoảng sợ. 

Các phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ
Các phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ

Điều trị bằng liệu pháp thiền định

Ngoài điều trị với thuốc và trị liệu tâm lý, người bệnh cũng có thể tham khảo cách trị liệu chuông xoay kết hợp với thiền để tìm lại sự bình yên, an lạc, tự tại cho tâm trí, từ đó cải thiện tình trạng căng thẳng, rối loạn hoảng sợ. 

Cách phòng ngừa sự xuất hiện của chứng rối loạn hoảng sợ

Để phòng ngừa nguy xuất hiện chứng rối loạn hoảng sợ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau: 

Hy vọng rằng những thông tin Shan Health vừa chia sẻ rất chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về chứng rối loạn hoảng sợ để có biện pháp phòng ngừa phù hợp cho bản thân