Giấc ngủ đối với sức khỏe của mỗi người có vai trò vô cùng quan trọng bởi khi cơ thể chìm vào giấc ngủ, nhiều cơ quan sẽ bắt đầu hoạt động để đào thải chất độc cũng như nghỉ ngơi, phục hồi năng lượng. Khi cơ thể bị thiếu ngủ, năng lượng sẽ không được phục hồi, chức năng đào thải độc của cơ thể giảm sút và gây ra rất nhiều vấn đề làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để tìm hiểu cụ thể hơn về các tác hại của việc thiếu ngủ, bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết trong bài chia sẻ dưới đây của Shan Health.
Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe
Giấc ngủ có tác động sâu sắc đến hầu hết các chức năng và hoạt động của cơ thể để duy trì sức khỏe ở trạng thái tốt nhất. Một số vai trò quan trọng nhất của giấc ngủ đối với sức khỏe con người có thể kể đến như:
- Giúp cơ thể phục hồi tổn thương và năng lượng: Một giấc ngủ ngon, đủ giấc và chất lượng sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng cũng như sau suốt cả ngày dài hoạt động. Nhờ đó mà sau giấc ngủ ngon, bạn thường cảm thấy cơ thể thoải mái, tinh thần tràn đầy năng lượng.
- Giảm căng thẳng: Khi cơ thể được ngủ, những vấn đề khiến đầu óc bạn bị căng thẳng, mệt mỏi sẽ được đẩy lùi, tâm trạng bạn sẽ trở nên dễ chịu, thoải mái hơn sau khi ngủ dậy.
- Cải thiện trí nhớ: Sau một giấc ngủ ngon, tinh thần của bạn sẽ trở nên minh mẫn, khả năng tập trung ghi nhớ và xử lý thông tin cũng diễn ra nhanh chóng và chính xác hơn so với khi bị thiếu ngủ.
- Hạn chế bệnh tật: Khi cơ thể được ngủ đủ giấc, giấc ngủ có chất lượng cao thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm đi rõ rệt so với những người thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ.
- Ngủ đủ giấc giúp duy trì cân nặng: Giấc ngủ cũng có tác động đến cân nặng của mỗi người, do đó những người được ngủ đủ giấc thường sẽ duy trì được mức cân nặng của bản thân ở mức ổn định.
Những tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe
Thiếu ngủ gây ra rất nhiều tác động xấu đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của mỗi người. Dưới đây là một số tác hại của việc thiếu ngủ mà bạn có thể dễ dàng nhìn thấy nhất:
Giảm khả năng nhận thức
Tác hại đầu tiên phải kể đến khi cơ thể bị thiếu ngủ là khả năng nhận thức của bạn sẽ suy giảm do não bộ không có đủ thời gian để phục hồi. Tình trạng suy giảm nhận thức sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn khi tình trạng thiếu ngủ diễn ra liên tục và kéo dài.
Việc khả năng nhận thức bị giảm sút sẽ khiến cho nhiều người gặp khó khăn khi làm việc, học tập. Ngoài ra, thiếu ngủ lâu ngày cũng khiến bạn dễ đưa ra các quyết định sai lầm và nguy cơ xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông cũng tăng lên do không thể phản ứng kịp trước các tình huống xảy ra bất ngờ.
Khả năng ghi nhớ thông tin giảm
Ngoài khả năng nhận thức bị suy giảm ra, một tác hại của việc thiếu ngủ khác là khiến cho khả năng ghi nhớ thông tin của bạn bị giảm sút. Điều sẽ gây trở ngại rất nhiều đến công việc, học tập và cả cuộc sống của bạn.
Hệ miễn dịch suy giảm
Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động mạnh mẽ khi cơ thể ngủ say, do đó khi bị mất ngủ, quá trình thải độc của hệ miễn dịch bị giảm cũng khiến cho hệ miễn dịch của cơ thể bạn cũng suy giảm theo. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công gây bệnh và dễ bị bệnh vặt.
Nguy cơ bị bệnh tiểu đường tăng
Một tác hại của việc thiếu ngủ khác nữa là làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường do cơ bắp giảm khả năng tiêu thụ, xử lý lượng đường dư thừa cơ thể đã nạp vào. Khi lượng đường thừa không được xử lý sẽ gây ra tình trạng cơ thể không dung nạp glucose khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng cao.
Tăng nguy cơ bị đột quỵ
Nguy cơ bị đột quỵ tăng cao cũng là một tác hại của việc thiếu ngủ lâu ngày bởi khi bị mất ngủ, thiếu ngủ, huyết áp thường xuyên bị thay đổi, dễ bị cao huyết áp – nguyên nhân gây ra đột quỵ. Đây là kết quả được rút ra từ các nghiên cứu khoa học thực tế.
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Do huyết áp có nguy cơ tăng cao và chứng viêm khi huyết áp tăng, do đó nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch của những người thiếu ngủ lâu ngày sẽ cao hơn so với người bình thường, được ngủ đủ giấc.
Gây ra các biến chứng trong thai kỳ
Đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai, tác hại của việc thiếu ngủ lâu ngày có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Sinh non
- Tiểu đường thai kỳ
- Tiền sản giật
- Huyết áp tăng
- Thời gian chuyển dạ dài,…
Tác động đến hệ tiêu hóa
Người thường xuyên bị mất ngủ, thiếu ngủ thì hệ tiêu hóa cũng bị tác động, ảnh hưởng. Cụ thể là lượng vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa sẽ bị giảm sút, điều này sẽ khiến cho đường ruột không khỏe mạnh.
Một số phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ, tránh tình trạng thiếu ngủ
Để cải thiện tình trạng thiếu ngủ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, bạn có thể tham khảo qua một số phương pháp Shan Health chia sẻ dưới đây và chọn cho mình một hoặc vài phương pháp phù hợp nhất để áp dụng nhằm giảm thiểu tác hại của việc thiếu ngủ.
- Tạo không gian ngủ lý tưởng: Để cải thiện tình trạng mất ngủ, khó ngủ gây thiếu ngủ lâu ngày, bạn có thể thử tạo ra cho mình một không gian ngủ lý tường bằng cách trang trí lại phòng ngủ, tắt hết các thiết bị điện, chống ồn cho phòng ngủ để tránh bị tiếng động bên ngoài ảnh hưởng,…
- Thư giãn trước khi ngủ: Thư giãn tinh thần bằng âm nhạc, âm thanh của chuông xoay tây tạng, thiền định, yoga, vẽ tranh,… hoặc bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy thoải mái tinh thần.
- Không sử dụng cafein, chất kích thích: Để tránh tình trạng mất ngủ, bạn cũng cần tránh xa các loại thực phẩm có chứa cafein, chất kích thích như: Cà phê, trà, rượu bia, thuốc lá,…
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cơ thể khi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn khi bụng đói. Do đó bữa tối bạn nên ăn nhẹ và kết thúc bữa ăn trước 7h tối.
Lời kết
Bài viết trên đây, Shan Health vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng thiếu ngủ ở nhiều người, những tác hại của việc thiếu ngủ đối với sức khỏe và một số phương pháp giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu ngủ của bản thân. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc, giúp bạn cải thiện được tình trạng thiếu ngủ và sức khỏe của bản thân.