Skip to content Skip to footer

Rối Loạn Nhân Cách Tránh Né: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Cải Thiện

Rối loạn nhân cách tránh né (Avoidant Personality Disorder) là một hội chứng rối loạn nhân cách mà người bệnh sẽ trở nên nhạy cảm và thường cảm thấy trống rỗng trong cuộc sống. Cùng Shan Health tìm hiểu thêm về hội chứng này để biết cách cải thiện nhé. 

Rối loạn nhân cách tránh né là gì?

Rối loạn nhân cách tránh né là tình trạng người bệnh cực kỳ nhạy cảm với sự từ chối hoặc chỉ trích từ người khác và có xu hướng tránh xa xã hội. Họ có thể chỉ thể hiện sự ngượng ngùng, khó xử, và tránh né khi tiếp xúc với mọi người. Rối loạn này ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ xã hội của người bệnh.

Rối loạn nhân cách tránh né là gì?
Rối loạn nhân cách tránh né là gì?

Khảo sát tại Mỹ cho thấy khoảng 2,4% người dân mắc bệnh này với tỉ lệ nam nữ bằng nhau. Các triệu chứng có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ và kéo dài đến khi trưởng thành. Rối loạn nhân cách tránh né thường diễn biến đồng thời với các bệnh lý khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, và hiếm khi có thể kết hợp với rối loạn nhân cách phụ thuộc và ranh giới.

Nguyên nhân khiến bạn bị rối loạn nhân cách tránh né

Hiện nay, nguyên nhân chính gây ra hội chứng rối loạn nhân cách tránh né vẫn chưa được công bố rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã xác định một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Di truyền: Nguy cơ mắc bệnh tăng nếu người thân trong gia đình mắc chứng này hoặc các bệnh liên quan như rối loạn lo âu xã hội, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế,…
  • Gia đình: Trẻ nhỏ thường phát triển tính cách giống với người trong gia đình. Nếu trong nhà có người mắc hội chứng rối loạn nhân cách tránh né hoặc rối loạn lo âu, trẻ sẽ có nguy cơ phát triển nhân cách bất thường.
  • Những trải nghiệm tiêu cực trong cuộc sống: Bệnh có thể xuất hiện nếu người bệnh từng bị tẩy chay, cha mẹ la mắng thường xuyên hoặc bị từ chối.
  • Mắc một số bệnh tâm thần khác: Người bị trầm cảm, rối loạn nhân cách phụ thuộc, rối loạn nhân cách ranh giới có nguy cơ cao mắc bệnh này. Những người mắc bệnh tâm thần khác thường có tỷ lệ mắc rối loạn nhân cách né tránh cao hơn.

Triệu chứng cho thấy bạn bị rối loạn nhân cách tránh né

Theo thống kê của Hiệp hội Tâm thần Mỹ, bệnh nhân rối loạn nhân cách tránh né thường có các biểu hiện điển hình như sau:

  • Hạn chế tham gia các cuộc vui chơi, tụ tập bạn bè, tránh những nơi đông người.
  • Cảm giác lo lắng trước và trong cuộc trò chuyện hoặc không thấy hứng thú.
  • Hạn chế với các mối quan hệ thân mật.
  • Suy nghĩ quá nhiều về những lời phê bình và từ chối từ mọi người.
  • Cảm thấy bị ức chế trong các cuộc nói chuyện hay những tình huống hàng ngày.
  • Lúng túng, lắp bắp và khó diễn tả bằng lời nói khi tham gia các hoạt động đông người.
  • Biểu hiện sự nhút nhát khi gặp người lạ.
  • Luôn sống trong vùng an toàn của bản thân, không dám thử những điều mới mẻ.
  • Cố gắng làm hài lòng tất cả mọi người nhưng không dám quá thân thiết với người khác vì lo lắng bị đánh giá.

Các cách cải thiện tình trạng rối loạn nhân cách tránh né

Để cải thiện và điều trị hội chứng rối loạn nhân cách tránh né, bạn có thể sử dụng các biện pháp như sau: 

Điều trị bằng thuốc

Hiện tại không có loại thuốc nào có thể điều trị rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, những người mắc chứng rối loạn nhân cách né tránh có thể sử dụng các loại thuốc điều trị trầm cảm và lo âu. Các thuốc chống trầm cảm và lo âu thường được bác sĩ chỉ định bao gồm Mirtazapine, Fluoxetine, Sertraline,…

Điều trị bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc

Điều trị tâm lý học

Loại trị liệu này tập trung vào nguồn gốc tâm lý của đau khổ về mặt cảm xúc. Thông qua việc tự phản ánh, bạn sẽ nhìn vào các mối quan hệ có vấn đề và các kiểu hành vi trong cuộc sống của mình, giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân. Điều này có thể giúp bạn thay đổi cách kết nối với người khác và môi trường xung quanh.

Thiền định

Thiền định là cách để bạn tìm lại bản thân, thanh lọc tâm trí và giúp rèn luyện tư duy cho bạn. Thiền định sẽ giúp cải thiện tâm trạng, giúp tâm trí của bạn được ổn định và thoải mái hơn. 

Chữa lành tâm lý với chuông xoay

Bạn có thể dùng chuông xoay để chữa lành, cải thiện hội chứng rối loạn nhân cách tránh né. Âm thanh bay bổng từ chuông xoay sẽ làm cho tâm trạng của bạn được dịu lại, nhẹ nhàng và thoải mái hơn. 

Chữa lành tâm lý với chuông xoay
Chữa lành tâm lý với chuông xoay

Bên cạnh đó, trị liệu bằng chuông xoay cũng giúp giảm đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Âm thanh của chuông có tác động lên các luân xa trên cơ thể, giảm đau nhanh chóng. Chuông xoay là liều thuốc cải thiện sức khỏe tinh thần rất tốt. 

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách cải thiện hội chứng rối loạn nhân cách tránh né. Hy vọng, với những chia sẻ của Shan Health, bạn đọc sẽ hiểu hơn về hội chứng này cũng như biết cách khắc phục kịp thời.