Skip to content Skip to footer

6 Giải Pháp Giúp Bạn Vượt Qua Cảm Giác Chán Nản Trong Công Việc Hiệu Quả

Trong quá trình làm việc, ai cũng sẽ trải qua cảm giác chán nản trong công việc của mình. Điều này khiến cho hiệu suất công việc bị suy giảm. Vậy làm sao để vượt qua cảm giác chán nản trong công việc của mình? Tham khảo bài viết của Shan Health để biết thêm nhé. 

Lý do khiến bạn cảm thấy chán nản trong công việc hiện tại của mình

Dưới đây là những lý do phổ biến khiến bạn luôn cảm thấy chán nản trong công việc:

Lý do khiến bạn cảm thấy chán nản trong công việc hiện tại của mình
Lý do khiến bạn cảm thấy chán nản trong công việc hiện tại của mình
  • Không hoàn thành nhiệm vụ do công việc không phù hợp với năng lực, dẫn đến nản lòng và ý định bỏ cuộc.
  • Sự cô đơn do đồng nghiệp xa cách làm mất đi động lực và mong muốn đến nơi làm việc.
  • Công việc lặp đi lặp lại, thiếu thử thách, và không có lộ trình thăng tiến rõ ràng khiến nhân viên mất tinh thần và định hướng.
  • Mức lương không tương xứng với công sức, thậm chí bị chậm lương, làm giảm động lực cống hiến.
  • Sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm, làm giảm hiệu suất và chất lượng công việc.

Chán nản công việc thường có biểu hiện như thế nào?

Có nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đang bắt đầu cảm thấy chán công việc hiện tại của mình, cụ thể như sau: 

Chán nản công việc thường có biểu hiện như thế nào?
Chán nản công việc thường có biểu hiện như thế nào?
  • Uể oải vào buổi sáng: Dù ngủ đủ giấc, bạn vẫn cảm thấy uể oải, lười biếng và không muốn đi làm.
  • Thiếu động lực: Mất hứng thú với công việc, không còn nhiệt tình với dự án và chỉ làm cho xong việc.
  • Không tập trung: Bị phân tán sự tập trung vào công việc, dễ bị cuốn vào việc lướt mạng xã hội hay buôn chuyện.
  • Cảm thấy áp lực công việc nặng nề: Luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bị đeo bám bởi cảm xúc tiêu cực.
  • Sức khỏe giảm sút: Tinh thần và thể chất bị ảnh hưởng, luôn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ dù đã nghỉ ngơi.
  • Cảm thấy không còn phù hợp: Nhận thấy công ty và cách vận hành không còn phù hợp với mong muốn của mình.
  • Thường xuyên phàn nàn về công việc: Thường kể với bạn bè và gia đình về sự không hài lòng với công việc hiện tại.

Hậu quả của việc chán nản khi làm việc

Khi cảm thấy chán nản trong công việc, bạn sẽ làm việc không tốt và để lại các hậu quả như sau: 

  • Căng thẳng: Gây ra căng thẳng tâm lý, giảm năng suất làm việc và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ xung quanh.
  • Phát triển thói quen xấu: Dẫn đến việc hình thành thói quen không lành mạnh như sử dụng chất kích thích, ăn uống không đúng cách và hành vi không chuẩn mực.
  • Sức khỏe tinh thần kém: Gây ra các vấn đề tâm lý như stress, rối loạn âu lo, hoặc trầm cảm nặng.
  • Hiệu suất công việc kém: Làm giảm hiệu suất, chậm deadline, chất lượng công việc thấp và không có sự tiến triển trong thời gian dài.

6 cách giúp bạn vượt qua cảm giác chán nản trong công việc nhanh, hiệu quả

Để kéo lại mood và giảm cảm giác chán nản trong công việc, bạn có thể thử các áp dụng các giải pháp sau đây. 

Xem xét lại nguyên nhân

Để vượt qua sự chán nản trong công việc, bạn cần nghiêm túc xem xét nguyên nhân thực sự. Hãy tự hỏi liệu công việc hiện tại có phải là công việc yêu thích và phù hợp với kỹ năng, trình độ của bạn không? Bạn đã nỗ lực hết sức để hoàn thành công việc chưa? Việc kiểm điểm bản thân và thiết lập lại mục tiêu nghề nghiệp có thể giúp bạn tìm thấy hướng đi mới đầy hứng khởi và động lực.

Xác định mục tiêu làm việc

Bạn hãy xác định lại mục tiêu làm việc của mình và xem công việc này đáp ứng được mục tiêu nào của bạn, có khả năng thăng tiến hay không, có giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm hay không rồi từ đó bạn sẽ thấy hứng thú với công việc hiện tại hơn. 

Hãy sắp xếp công việc hợp lý

Khi công việc quá bận rộn khiến bạn cảm thấy chán nản, hãy dành thời gian để sắp xếp lại mọi thứ một cách khoa học. Tập trung vào các công việc quan trọng trước, giải quyết dứt điểm từng việc trước khi chuyển sang việc khác. Tránh làm mỗi việc một chút, vì điều này có thể dẫn đến mọi thứ đều dang dở và không mang lại hiệu quả.

Thư giãn

Khi cảm thấy chán nản với công việc, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn tâm trí. Bạn có thể đi dạo, thực hành chánh niệm, thiền định tại nhà, nghe âm thanh chuông xoay hoặc nghỉ ngơi ngắn ngày. Nghỉ ngơi giúp chuẩn bị cho hành trình dài phía trước, và hãy quay lại làm việc khi bạn cảm thấy sẵn sàng.

Chia sẻ với đồng nghiệp và cấp trên để được hỗ trợ

Chia sẻ với đồng nghiệp khi thấy chán nản trong công việc. Cách này có thể giúp bạn tìm được sự đồng cảm và hỗ trợ trong công việc. Đồng nghiệp có thể giúp đỡ bạn và tạo động lực hoàn thành công việc tốt hơn. Một mối quan hệ tốt với đồng nghiệp cũng giúp bạn cảm thấy hào hứng hơn khi đi làm.

Chia sẻ với đồng nghiệp và cấp trên để được hỗ trợ
Chia sẻ với đồng nghiệp và cấp trên để được hỗ trợ

Tìm công việc mới

Để giảm cảm giác chán nản trong công việc bạn có thể thử tìm kiếm một công việc mới. Đôi khi, sự thay đổi có thể mang lại năng lượng tích cực. Nếu công việc, môi trường làm việc, hoặc tính chất công việc không còn phù hợp, hãy cân nhắc lựa chọn một lối đi mới. Đừng bó hẹp bản thân trong vùng an toàn và đừng ngại đối mặt với thử thách khi tìm công việc mới.

Việc làm giảm cảm giác chán nản trong công việc không quá khó, tuy nhiên bạn cần áp dụng đúng phương pháp. Hy vọng qua các thông tin mà Shan Health chia sẻ, bạn đọc sẽ chọn được cách khơi dậy được nguồn năng lượng, thấy hứng thú với công việc hơn.