Skip to content Skip to footer

Mood Là Gì? Nên Làm Gì Khi Bị Tụt Mood

Một vài câu nói chắc hẳn ai cũng đã nghe qua đó là “tụt mood” quá, câu nói này được giới trẻ sử dụng rất phổ biến nhưng ít ai biết rõ mood là gì? Trong bài viết hôm nay, Shan Health sẽ giải thích chi tiết khái niệm mood là gì cũng như cách lấy lại mood trong công việc và cuộc sống.

Mood là gì?

Vậy mood là gì? Để dễ hiểu hơn, Shan Health xin được giải thích như sau: Mood là một từ ngữ được dùng để chỉ tâm trạng của con người như: Buồn, vui, chán nản…Mood thường diễn ra trong khoảng thời gian nhất định, có thể là vài giờ hoặc vài ngày. 

Mood là gì?
Mood là gì?

Mood khác với feeling nhé. Mood diễn tả tâm trạng cảm xúc không quá mãnh liệt và kéo dài hơn so với feeling. Còn feeling dùng để diễn tả tâm trạng cảm xúc trong thời gian ngắn như feeling of love (cảm giác của tình yêu), feeling of warmth (cảm giác ấm áp) và feeling of security (cảm giác an toàn).

Tụt mood là gì?

Tụt mood là gì? Từ này rất phổ biến đối với giới trẻ. Tụt mood có thể hiểu đơn giản là cảm giác mất hứng, chán nản hay buồn rầu. Đối với văn phong của giới trẻ hiện nay thì từ này mang nghĩa hài hước nói về tâm trạng của chúng ta ở một thời điểm nào đó không được vui vẻ. 

Tụt mood là gì?
Tụt mood là gì?

Lý do khiến bạn bị tụt mood

Như đã kết thích ở trên về vấn đề tụt mood là gì thì đây sẽ là những lý do khiến bạn bị tụt mood nhiều nhất.

Bạn là tuýp người nhạy cảm

Những người có tính cách nhạy cảm bẩm sinh thường dễ bị ảnh hưởng bởi tâm trạng tụt mood và cảm xúc tiêu cực. Họ dễ lo lắng, căng thẳng và cảm thấy buồn rầu khi nghe những lời nặng nề. Người này thường suy nghĩ nhiều về mọi chuyện, đặc biệt khi phải chờ đợi. Những sự tiêu cực, dù nhỏ, cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của họ, làm cho họ cảm thấy tự ái và mệt mỏi.

Tự ti về bản thân

Khi bạn cảm thấy không thoải mái về một vấn đề gì đó ở bản thân thậm chí là tự ti thì bạn sẽ khó kéo được mood lên cao. Tâm trạng bạn lúc nào cũng sợ người khác so sánh bạn làm bạn tổn thương. Việc tự ti kéo dài đã khiến bạn tụt mood nhiều hơn trong cuộc sống, khiến bạn khép mình và ít giao tiếp với người khác hơn.

Không rõ ràng trong việc định hướng trong cuộc sống

Thiếu định hướng có thể gây tụt mood cho người trẻ, làm họ cảm thấy chán nản, mất đi ý chí và khát vọng. Đây là một tình trạng rất phổ biến khi người trẻ bước vào cuộc sống. Họ nhận ra rằng hiện thực cuộc sống không luôn như những “giấc mơ” hồng hào của họ từ trước. Người trẻ thường sống trong sự lo lắng và sợ hãi về tương lai, không biết phải làm gì tiếp theo, và điều này khiến tâm trạng của họ tụt xuống.

Bạn bị stress về công việc

Stress là vấn đề lớn nhất khiến giới trẻ bị tụt mood, các áp lực từ công việc, áp lực từ sếp hay đồng nghiệp sẽ khiến bạn không còn vui vẻ thoải mái mà thay vào đó bạn trở nên căng thẳng, cáu gắt và thậm chí là bùng nổ và khó kiểm soát bản thân thân cũng như cảm xúc của mình. 

Quá quan tâm cái nhìn của người khác về bạn

Quá mức quan tâm đến cảm xúc và kỳ vọng của người khác có thể dẫn đến tụt mood. Khi bạn quá phụ thuộc vào cách người khác đối xử, nhìn nhận và đánh giá mình, bạn có thể sống vì họ hơn là vì bản thân. Mặc cảm về bản thân có thể khiến bạn cảm thấy tụt mood, thấy mình thất bại và không đủ tự tin. Bạn có thể tự thu mình lại và cảm thấy như mọi người xung quanh đang tiến lên trong khi bạn cảm thấy mình đứng im. Mặc cảm này có thể khiến nhiều người cảm thấy tụt mood và tự thấy mình nhỏ bé.

Cách lấy lại mood trong công việc và cuộc sống

Dưới đây là một cách giúp bạn lấy lại mood trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày:

Cách lấy lại mood trong công việc và cuộc sống
Cách lấy lại mood trong công việc và cuộc sống
  • Ra ngoài và hít thở không khí trong lành để làm tươi mới tinh thần.
  • Tập thể dục để sản xuất endorphin và tăng cường tâm trạng.
  • Nghỉ ngơi đủ giấc và dành thời gian giải lao để không cảm thấy quá tải.
  • Bố trí lại không gian làm việc để làm mới môi trường làm việc.
  • Giải tỏa stress khỏi cơ thể
  • Pha đồ uống và nghe nhạc yêu thích để thư giãn tâm hồn.
  • Trò chuyện với bạn bè và đồng nghiệp để tạo cảm giác kết nối và hứng khởi.

Ngoài các cách trên, bạn cũng có thể lấy lại mood bằng các cách khác như thiền, yoga, chữa lành cùng chuông xoay. Việc tụt mood ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của bạn, chính vì thế mà việc sử dụng âm thanh của chuông xoay có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn, dễ lấy lại tinh thần và kéo mood lại cho bản thân. 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm phương pháp chữa lành bằng chuông xoay thì có thể tham gia khóa học healing tại shanhealth.vn để được trải nghiệm thực tế nhé.

Như vậy là Shan Health cũng đã giải thích cho bạn đọc khái niệm mood là gì, làm gì để lấy lại mood trong công việc và cuộc sống, rất mong các thông tin trên hữu ích với bạn đọc.