Skip to content Skip to footer

Thấu Cảm Là Gì? Tác Dụng Của Thấu Cảm Với Đời Sống Tinh Thần 

Khái niệm thấu cảm được nhắc đến thường xuyên, phổ biến trong đời sống bởi sự thấu cảm mang đến nhiều lợi ích về mặt tinh thần cho người thấu cảm lẫn người được thấu cảm. Vậy thấu cảm là gì? Trong bài viết dưới đây, bạn đọc hãy cùng với Shan Health tìm hiểu chi tiết về sự thấu cảm, những lợi ích của sự thấu cảm, nguồn gốc của sự thấu cảm và những cách để rèn luyện kỹ năng thấu cảm.

Thấu cảm là gì?

Thấu cảm là khả năng thấu hiểu được sự nhận thức và cảm xúc của người khác bằng cách đặt mình vào vị trí của họ. Nói dễ hiểu hơn thì thấu cảm là khả năng hiểu được những điều mà người khác đang trải qua về mặt cảm xúc lẫn suy nghĩ, hành động như chính bản thân đang trải qua. 

Thấu cảm là gì?
Thấu cảm là gì?

Thấu cảm được chia làm 2 loại gồm khả năng thấu cảm về mặt nhận thức (cognitive empathy) và khả năng thấu cảm về mặt cảm xúc (affective empathy).

  • Thấu cảm về nhận thức (cognitive empathy): Là khả năng đặt bản thân mình vào hoàn cảnh và góc nhìn của người khác. Loại thấu cảm này cho phép bạn có thể thấu hiểu được lý do của một hành động cụ thể và cảm xúc của người khác. 
  • Thấu cảm về cảm xúc (affective empathy): Đây là khả năng cảm nhận và thấu hiểu được cảm xúc của người khác. Người có khả năng thấu cảm về mặt cảm xúc sẽ cảm nhận được một phần cảm xúc mà người khác như cảm xúc của chính mình.

Sự thấu cảm của mỗi người đến từ đâu?

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tổ chức phi lợi nhuận – National Childbirth Trust thì khả năng thấu cảm được cho là khả năng bẩm sinh, nghiên cứu này chỉ ra, ở  những trẻ nhỏ 8 tháng tuổi, khi có một trẻ khóc thì hầu như tất cả những trẻ khác cũng bắt đầu khóc. Điều này cho thấy, sự thấu cảm là một khả năng bẩm sinh của mỗi người. 

Một ví dụ khác để củng cố cho việc thấu cảm là khả năng bẩm sinh của phó Giáo sư Tâm thần học Đại học Y Harvard –  Helen Riess, người này chỉ ra khả năng thấu cảm là yếu tố thúc đẩy việc chia sẻ và truyền thụ kinh nghiệm giữa các cá nhân. Điều này giúp cho con người có thể sống mà không cần phải luôn trong trạng thái giành giật, chiến đấu. 

Riêng đối với việc thấu cảm như một kỹ năng tâm lý thì cần phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản. 

Lợi ích của việc thấu cảm 

Người có khả năng thấu cảm với người khác thường nhận được nhiều lợi ích trong cuộc sống, một vài lợi ích nổi bật nhất có thể kể đến như: 

Lợi ích của việc thấu cảm 
Lợi ích của việc thấu cảm

Sự thấu cảm giúp cải thiện sức khỏe tinh thần

  • Khả năng thấu cảm giúp nâng cao khả năng hồi phục tinh thần: Khi con người ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn, khi tinh thần bị tổn thương, trầy xước thì việc cảm nhận được sự thấu cảm của mọi người xung quanh sẽ giúp chúng ta có tinh thần, ý chí để cố gắng vượt qua khó khăn. Đây là một lợi ích vô cùng lớn về mặt tinh thần mà sự thấu cảm mang lại cho mỗi người. 
  • Tăng sự tự trọng cho mỗi người: Khi bạn thấu cảm được những cảm xúc của bản thân, chấp nhận những cảm xúc đó là một phần con người mình,  biết yêu thương, trân trọng chính mình sẽ giúp lòng tự trọng của bạn tăng lên và cảm thấy hài lòng với chính mình của hiện tại. 
  • Thấu cảm giúp giảm cảm giác hồi hộp, căng thẳng: Việc thấu cảm, đồng cảm và có thể chia sẻ, giúp đỡ được người khác khi họ gặp khó khăn sẽ giúp bạn cảm thấy thỏa mái và giảm bớt cảm giác lo lắng, bất an, căng thẳng. 

Lòng thấu cảm giúp bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống

  • Thấu cảm giúp việc giải quyết mâu thuẫn trở nên đơn giản, hiệu quả: Khi xảy ra mâu thuẫn hoặc có tranh chấp với mọi người xung quanh, lòng thấu cảm sẽ giúp bạn cảm nhận được những suy nghĩ, cảm xúc và hành động của đối phương từ đó nhìn nhận lại vấn đề và có hướng xử lý phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến mối quan hệ. 
  • Tăng sự kết nối trong các mối quan hệ: Khả năng thấu cảm với cảm xúc của người khác sẽ giúp cho các mối quan hệ trở nên sâu sắc, bền chặt hơn nhờ có sự thấu hiểu, đồng cảm và luôn suy nghĩ đến cảm nhận của đối phương trong bất kỳ trường hợp nào. 
Lòng thấu cảm giúp bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống
Lòng thấu cảm giúp bạn có được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống

Khả năng thấu cảm giúp nâng cao hiệu quả giao tiếp 

Các cuộc trò chuyển giao tiếp của bạn sẽ có được kết quả tốt nếu bạn có khả năng thấu cảm, thấu hiểu được đối phương bởi: 

  • Nắm bắt nhanh chóng thông điệp đối phương truyền tải: Những người có khả năng thấu cảm cao sẽ rất dễ dàng trong việc nắm bắt được thông điệp mà người khác cố truyền tải qua cuộc trò chuyện. Điều này sẽ giúp bạn nắm được thông tin, đưa ra phản hồi chính xác với thông tin nhận được. 
  • Giúp truyền tải thông điệp hiệu quả: Sự thấu cảm, hiểu được cảm nhận, suy nghĩ của người khác cũng giúp bạn biết cách để truyền tải thông tin đến người khác một cách dễ hiểu, rõ ràng để đối phương dễ tiếp nhận và nắm bắt được thông tin bạn muốn truyền tải. 
  • Thấu cảm giúp xây dựng được những mối quan hệ tốt: Khả năng thấu cảm với người khác cũng giúp ích cho việc xây dựng niềm tin và sự tôn trọng cho người khác. Chính niềm tin và sự tôn trọng với đối phương sẽ giúp bạn có được những mối quan hệ hợp tác tốt đẹp.  

Khả năng thấu cảm cũng góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn

  • Khả năng thấu cảm giữa người với người giúp hạn chế sự xung đột do hiểu lầm, khác biệt quan điểm, từ đó giảm thiểu được tình trạng bạo lực xảy ra trong xã hội. 
  • Khi mỗi người đều có thể thấu cảm, cảm thông cho nhau sẽ giúp cho sự kết nối trở nên bền chặt, nâng cao sự đoàn kết trong cộng đồng, tìm ra tiếng nói chung. Đây cũng là yếu tố giúp xây dựng một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn. 
  • Sự thấu cảm, thấu hiểu trải nghiệm, cảm xúc, nhận thức của người khác cũng giúp con người trở nên cởi mở hơn, từ đó thúc đẩy việc hợp tác để xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng.

Cách để rèn luyện sự thấu cảm? 

Như đã được đề cập ở trên, thấu cảm là khả năng bẩm sinh của mỗi người ngay từ khi còn là những đứa trẻ. Tuy nhiên, trong quá trình trương thành, phát triển cần phải được rèn luyện, giáo dưỡng kỹ lưỡng để phẩm chất tốt đẹp này có thể phát huy hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách để rèn luyện khả năng thấu cảm, bạn có thể tham khảo, thực hiện để nâng cao khả năng thấu cảm của bản thân.

Cách để rèn luyện sự thấu cảm? 
Cách để rèn luyện sự thấu cảm?

Lắng nghe một cách tích cực

Lắng nghe cẩn thận những điều mọi người xung quanh chia sẻ là bước đầu tiên để rèn luyện lòng thấu cảm. Chỉ khi bạn lắng nghe, hiểu rõ vấn đề được chia sẻ thì bạn mới có thể cảm nhận được những thông điệp đối phương muốn truyền tải, hiểu được suy nghĩ, cảm xúc của đối phương và thấu cảm, chia sẻ với họ một cách chân thành nhất. 

Học cách đặt mình vào vị trí của người khác

Để thấu cảm được hết những suy nghĩ, cảm xúc của người khác, bạn cần phải học cách đặt bản thân mình vào vị trí của họ, nhìn nhận sự việc dưới góc độ của họ thì mới có thể biết được lý do, nguyên nhân của các hành động, cảm xúc mà họ phản ứng lại với vấn đề. 

Việc đặt mình vào vị trí của người khác cũng giúp bạn có được những trải nghiệm thú vị dưới góc nhìn đa chiều. 

Học cách đặt mình vào vị trí của người khác
Học cách đặt mình vào vị trí của người khác

Thực hành chánh niệm

Thực hành chánh niệm trong mọi phương diện của cuộc sống giúp bạn có thể thấu hiểu được bản thân, hiểu được người khác. Điều này sẽ giúp cho khả năng thấu cảm của bạn được cải thiện hơn. 

Bạn có thể thực hành chánh niệm từ trong tâm thức đến những hoạt động thường ngày như: Chánh niệm trong hơi thở, chánh niệm trong từng bước chân đi, chánh niệm trong từng hành động, cách đối đáp hoặc thực hành chánh niệm bằng cách thiền định với chuông xoay.

Chăm sóc bản thân

Việc chăm sóc bản thân cũng là một cách để bạn rèn luyện lòng thấu cảm một cách hiệu quả.Một vài cách chăm sóc bản thân, rèn luyện sự thấu cảm như: 

  • Tập luyện thể thao: Các hoạt động thể thao giúp bạn giảm bớt tình trạng căng thẳng, tâm trạng sẽ trở nên vui vẻ, yêu đời. 
  • Có chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ giups cả tinh thần và thể chất bản khỏe mạnh, nhờ đó cuộc sống trở nên lạc quan, tích cực hơn. 
  • Ngủ đủ giấc: Khi ngủ đủ giấc, tinh thần của bạn sẽ cảm thấy tốt và việc cảm nhận, thấu cảm với người khách cũng sẽ hiệu quả hơn.

Chỉ khi bạn thật sự hiểu, chấp nhận và yêu thương chính bản thân mình thì mới có thể thấu cảm, đồng cảm và chia sẻ với người khác.

Lời kết

Shan Health vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin giải đáp chi tiết về sự thấu cảm là gì, lòng thấu cảm của mỗi người đến từ đâu, những lợi ích của sự thấu cảm mang lại cho mỗi người và một số cách để bạn rèn luyện lòng thấu cảm cho bản thân. Hy vọng những chia sẻ chi tiết trên đây của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc.