Bạn có thể chữa các vết thương, trầy xước bên ngoài tương đối dễ dàng. Nhưng những vết thương, vết sẹo trong tâm lý từ nhiều tổn thương chưa được giải quyết khiến bạn phải chịu đựng, đau đớn thì phải chữa như thế nào?
Những vết thương trong tâm hồn đều có thể giải quyết. Hãy đồng hành cùng Shan Health để tìm phương pháp chữa lành vết thương tâm lý sau những biến cố trong cuộc sống của bạn qua những chia sẻ ở bài viết sau đây.
Tại sao cần phải chữa lành tâm lý?
Từ bé, chúng ta luôn được người lớn dạy cách chăm sóc cơ thể mà không phải ai cũng được hướng dẫn cách chăm sóc tâm lý, chữa lành tâm hồn. Điều này khiến nhiều người khó có thể trưởng thành sau khi gặp những biến cố.
Những biến cố là điều mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống. Chẳng hạn như đột ngột mất người thân, trải qua những xung đột cãi vã với những người xung quanh,… Hoặc có thể là những lúc thất bại trong công việc, thất tình, bị trách móc,…
Chúng ta không thể tách rời cơ thể và tinh thần. Những vết thương tâm lý không chỉ là nỗi đau tinh thần mà còn có thể ảnh hưởng đến cơ thể, dẫn đến cách bệnh về tim mạch, thần kinh,… Vì vậy mà chúng ta cần học cách chữa lành vết thương lòng để giúp bản thân trưởng thành sau biến cố và mạnh mẽ hơn.
7+ phương pháp chữa lành vết thương tâm hồn
Nếu bạn đang gặp phải những biến cố, tổn thương tâm hồn thì hãy tham khảo và áp dụng những phương pháp chữa lành sau đây. Đừng coi thường những tổn thương tâm lý vì nó có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng hoặc nếu có điều kiện bạn nên tham gia một khóa học chữa lành để hiểu rõ hơn bạn nhé.
Cảm nhận được vết thương tâm hồn
Tựa như chữa trị về cơ thể, việc đầu tiên mà bạn cần làm để chữa lành tâm hồn đó là nhận ra vết thương của mình, cảm nhận nó để chữa trị kịp thời. Nếu bạn đang cảm thấy đau buồn, thất vọng hay thất bại trong thời gian lâu dài có thể là một ngày, một tuần,… Đây là những tổn thương tâm lý mà bạn cần xử lý kịp thời. Những lúc này bạn có thể trò chuyện với những người thân thiết, gặp chuyên gia tâm lý để được giải phóng những cảm xúc tiêu cực.
Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi mở lời hay tìm kiếm người tâm sự thì hãy viết ra. Trong quá trình viết bạn đã suy ngẫm về những điều đã trải qua và cách mà bạn phản ứng với nó. Sau khi bày tỏ hết nỗi lòng, bạn sẽ cởi mở hơn, giải tỏa phần nào những nỗi đau trong tâm lý. Phương pháp chữa lành tâm lý này đã được nhiều người áp dụng thành công, đem lại nhiều lợi ích khác.
Không nên tự trách bản thân, đứng dậy sau thất bại
Những điều đã xảy ra trong quá khứ là điều mà bạn không thể thay đổi. Nhưng khi những chuyện không đúng theo mong đợi xảy ra, điều đầu tiên mà mọi người thường nghĩ đến là “nếu như”, “giá như”. Thay vào đó, bạn hãy đứng dậy và thực hiện những thứ có thể thay đổi, dốc hết sức mình và tập trung vào thực hiện những việc khác để đem lại kết quả tốt hơn.
Đứng dậy sau thất bại chính là cách tự chữa lành vết thương tâm hồn mà bạn cần phải học. Có thể nói đây việc lấy tổn thương làm động lực để bạn giảm đi cảm xúc tuyệt vọng, giúp bạn phát triển hơn, nâng cao khả năng thành công của những việc mà bạn dự định làm trong tương lai.
nuôi dưỡng, bảo vệ lòng tự tôn
Khi ai đó làm sai điều gì hoặc bị trách mắng thì điều đầu tiên mà họ nghĩ tới là tự hỏi bản thân rằng mình đã làm gì sai, mình có điều gì không tốt. Nếu bạn nghĩ về điều này quá nhiều mà không tìm cách giải quyết sẽ dễ dẫn đến việc tự hạ thấp bản thân, càng khiến bạn tổn thương hơn.
Mọi suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp mình hay so sánh mình với người khác sẽ khiến bạn càng mất niềm tin vào bản thân. Vì vậy mà cần tập trung vào bản thân, tự tin hơn và nuôi dưỡng lòng tự tôn để bạn luôn thoải mái, dễ dàng phát triển hơn nữa.
Luyện tập tự trắc ẩn – tự yêu bản thân hơn
Tại sao bạn có thể đưa ra lời khuyên, xoa dịu nỗi đau, những tổn thương tâm lý của người bạn quan tâm mà bạn không lấy chính những cách đó để tự chữa lành vết thương tâm hồn của mình?
Bạn có thể luyện tập tự trắc ẩn – tự yêu thương bản thân hơn bằng cách quan tâm đến mình như cách bạn đối xử với những người bạn quan tâm. Đây là phương pháp chữa lành hiệu quả bằng sự thấu hiểu và cảm thông đối với bản thân. Những lúc muốn chỉ trích bản thân mình, bạn hãy thử tưởng tượng ra người bạn thân của bạn đang cảm thấy sa sút khi gặp lý do tương tự và bạn đang gọi điện an ủi, trợ giúp cô ấy. Lúc này bạn sẽ nói gì? Những điều mà bạn nói chính là lời khuyên cho chính bản thân bạn.
Bên cạnh đó, bạn hãy thử nghĩ rằng nếu bạn thân của bạn gây ra lỗi lầm gì đó với bạn thì có thể bạn sẽ cảm thấy không quá to tát và dễ dàng bỏ qua. Vậy nếu bạn mắc sai lầm, không sao hãy học cách chấp nhận những sai lầm của mình. Không phải bất cứ ai trên đời này cũng hoàn hảo, bạn hãy học cách chấp nhận và sửa chữa lỗi lầm, rút kinh nghiệm để tốt hơn.
Hướng về những điều tốt đẹp hơn, tìm kiếm ý nghĩa thông qua những tổn thương
Khi gặp phải những biến cố, nỗi buồn nhiều người thường có suy nghĩ lặp đi lặp lại không lối thoát về những điều ấy. Việc này sẽ không giúp bạn khá hơn hay thay đổi được điều gì mà chỉ khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn, những vết thương lòng càng bị cứa sâu và rỉ máu hơn. Nếu điều này xảy ra thường xuyên sẽ trở thành thói quen khó bỏ, có thể dẫn đến những nỗi đau tâm lý sâu hơn.
Suy cho cùng những mất mát là một phần của cuộc sống, ai trong đời cũng sẽ có không dưới một lần gặp phải. Nếu một khoảng thời gian dài mà bạn vẫn không thể vượt qua nó, thì bạn cần suy nghĩ một cách tích cực hơn. Điều quan trọng nhất là sau những mất mát, những tổn thương ấy bạn nhận ra điều gì, tìm ra được ý nghĩa từ đó.
Nếu bạn cảm thấy tìm ý nghĩa trong những tổn thương tâm lý quá khó thì hãy nghĩ đến những thứ mà bạn sẽ có được sau những mất mát này. Chẳng hạn như khi bạn chia tay người yêu thì bạn hãy nghĩ rằng có thể sẽ có hai cuộc tình và bốn người hạnh phúc. Hay khi bạn mất đi công việc hiện tại thì hãy nghĩ đến rằng bạn sẽ có cơ hội làm việc ở môi trường khác mới mẻ và có nhiều cơ hội phát triển hơn.
Bạn hãy nghĩ về những sự biết ơn với cuộc sống, tìm ra những cơ hội để mình phát triển hơn sau biến cố. Đây là phương pháp chữa lành tâm hồn mà bạn cần áp dụng để tránh khỏi những ý nghĩ tiêu cực.
Phương pháp chữa lành tâm lý bằng Thiền định
Thiền là một trong những phương pháp giúp con người cân bằng cảm xúc, lắng đọng tâm hồn để cảm nhận sự bình yên bên trong tâm hồn. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiền định sẽ giúp giảm căng thẳng, trầm cảm và lo âu hiệu quả. Điển hình như nghiên cứu từ tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), 2020 đã công bố một nghiên cứu tổng quan về thiền và cho thấy đây là biện pháp điều trị tâm lý có thể mang lại hiệu quả như thuốc điều trị bệnh.
Bên cạnh đó, phương pháp chữa lành tổn thương tâm hồn này còn giúp ngăn ngừa tình trạng tái phát. Nên thiền định được xem như công cụ để phòng ngừa các triệu chứng căng thẳng, áp lực và ám ảnh đối với con người. Mỗi ngày dành ra khoảng 10 phút để thiền định đủ để bạn nhận thấy những hiệu quả tích cực.
Chữa lành tâm lý bằng liệu pháp âm thanh
Liệu pháp âm thanh đã có từ xa xưa đang dần trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Liệu pháp này sử dụng âm thanh để cải thiện về tinh thần lẫn thể chất.
Liệu pháp âm thanh nhằm mang đến sự cân bằng trong cuộc sống của bạn, giúp bạn trở nên thanh thản đầu óc hơn, không còn những suy nghĩ tiêu cực đang gặm nhấm vết thương tâm hồn của bạn.
Một trong những liệu pháp âm thanh được nhiều người áp dụng đó là sử dụng bát chuông xoay Himalaya. Việc sử dụng chiếc bát chuông này được gọi là phương pháp trị liệu chuông xoay Himalaya. Mỗi khi chiếc chuông phát ra tiếng, sóng âm phát ra từ âm thanh nguyên thủy sẽ tạo ra sự kết nối rung động mạnh mẽ giữa những trung tâm năng lượng trong cơ thể. Mang đến hiệu ứng tinh thần hiệu quả, giúp xua tan lo âu, xoa dịu những tổn thương tâm hồn,…
Lời kết
Chữa lành tổn thương tâm lý không phải là việc dễ dàng và nhanh chóng, nhưng nếu thực hiện thành công sẽ giúp bạn trở nên cởi mở hơn, vui vẻ hơn, trưởng thành hơn sau những biến cố. Suy cho cùng thì chìa khóa cho sự chữa lành vết thương tâm hồn đó là thay đổi suy nghĩ, sẵn sàng chấp nhận và tha thứ, giải tỏa những bực tức. Hy vọng những phương pháp chữa lành mà shanhealth.vn đã gợi ý sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn luôn bình an, đủ đầy về tâm hồn và sức khỏe.