Trong đời sống thường ngày, có rất nhiều hành động và suy nghĩ xuất phát từ tiềm thức mà ý thức của mỗi chúng ta không thể kiểm soát hay phán đoán trước được. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng với Shan Health tìm hiểu chi tiết về tiềm thức là gì, những vai trò quan trọng của tiềm thức và cách thức mà sức mạnh tiềm thức hoạt động.
Tiềm thức là gì?
Tiềm thức là những suy nghĩ ẩn sâu bên trong tâm trí mỗi người và nó thúc đẩy nên những hành động, những quyết định bất ngờ mà bạn thậm chí chưa bao giờ nghĩ đến. Hầu hết các thói quen, tính cách hay hành vi của mỗi người đều tồn tại bên trong tiềm thức.
Ví dụ như khi bạn tập một thói quen mới là thức dậy sớm, lúc ban đầu thường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách khiến bạn muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên sau một thời gian kiên trì, thói quen này sẽ hằn sâu trong tiềm thức và cơ thể sẽ tự động phản ứng, bạn sẽ tự động tỉnh giấc đúng giờ mà không cần ai nhắc nhở hay cần đến báo thức.
Nhiều người cho rằng, tiềm thức được tạo nên bởi những ký ức sâu kín trong tâm trí mà ngay đến cả ý thức cung không hề nhận biết được sự tồn tại này. Và cho đến hiện tại, hầu hết các nghiên cứu khoa học vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu về các khía cạnh của tiềm thức.
Những vai trò của sức mạnh tiềm thức
Tiềm thức đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người, một số vai trò thực tế nhất của sức mạnh tiềm thức đã được các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra như sau:
- Là nơi lưu giữ và tổ chức ký ức, trí nhớ của mỗi người: Trí nhớ, ký ức của mỗi người sẽ được tiềm thức lưu trữ lại, sắp xếp một cách gọn gàng để giúp bạn lưu lại những kỷ niệm vui vẻ, ký ức tốt đẹp. Xu hướng của tiềm thức là che giấu đi những ký ức đau buồn, không vui vẻ của chủ thể.
- Tạo ra một vùng an toàn cho chủ thể: Tiềm thức của mỗi người luôn cố gắng để tạo ra một vùng an toàn nhằm bảo vệ chủ thể, ngăn chặn những yếu tố mà tiềm thức cho rằng có hại với chủ thể.
- Vận hành các chức năng của cơ thể: Hầu hết các chức năng quan trọng của cơ thể con người như: Chức năng hô hấp, chức năng của hệ miễn dịch, các chức năng của hệ tuần hoàn,… đều được điều khiển bởi tiềm thức. Do vậy mà tiềm thức có khả năng giúp con người ta chống lại những tác động tiêu cực đến cơ thể.
- Tiềm thức có khả năng tiếp thu hình ảnh trực quan vượt trội: Tiềm thức của mỗi người có khả năng ghi nhớ hình ảnh trực quan, sinh động hơn so với ghi nhớ âm thanh. Do đó để thông tin được ghi nhớ sâu thì người ta thường diễn đạt thông tin dưới dạng hình ảnh hơn là âm thanh.
- Tiềm thức của mỗi người có khả năng tạo mối liên kết, có lợi cho việc học tập, tiếp thu kiến thức: Tiềm thức có khả năng ghi nhận thông tin và kết nối những thông tin tiếp nhận được để tạo thành bài học kinh nghiệm cho mỗi người. Do vậy, khi cơ thể bắt đầu thực hiện một điều gì đó mới mẻ thì những kinh nghiệm tiềm thức tích lũy được sẽ đưa ra cảnh báo gây nên trạng thái hồi hộp, run, đổ mồ hôi,…
- Tiềm thức giao tiếp thông qua cảm xúc: Khi gặp phải tình huống nguy hiểm, tiềm thức thường thông báo cho cơ thể thông qua một số phản ứng về cảm xúc như: Căng thẳng, lo lắng, bất an, run, đổ mồ hôi,…
Sức mạnh tiềm thức hoạt động như thế nào?
Tiềm thức gắn liền với một khái niệm là xung cân bằng nội môi có tác dụng điều chỉnh một số chức năng quan trọng của cơ thể như: Nhiệt độ cơ thể, hơi thở, các chức năng tim mạch. Tiềm thức có tác dụng cân bằng nội môi để điều chỉnh suy nghĩ, hành động của một người ở thời điểm hiện tại trùng khớp, phù hợp với những điều người đó đã nói hoặc đã làm trong quá khứ.
Chính vì vậy mà hầu hết các thói quen, hành động hay suy nghĩ của một người đều được lưu lại trong tiềm thức, sau đó tiềm thức sẽ đánh giá và điều chỉnh để lời nói, hành vi phù hợp nhất với từng cá nhân mỗi người.
Khi cơ thế xuất hiện tình trạng lo lắng, căng thẳng, mất khống chế hành vi của bản thân khi làm một điều gì đó mới mẻ thì cũng chính là khi tiềm thức hoạt động mạnh mẽ. Đây chính là lý do giải thích cho việc con người ta thường cảm thấy lo lắng cũng như gặp nhiều khó khăn khi cố gắng thay đổi thói quen.
Cách vận dụng sức mạnh tiềm thức vào cuộc sống
Sức mạnh của tiềm thức khi được tận dụng đúng cách sẽ giúp bạn thành công hơn trong cuộc sống nhờ sự khuôn khổ, kỷ luật tiềm thức tạo ra. Dưới đây là một vài cách vận dụng sức mạnh tiềm thức vào cuộc sống bạn có thể tham khảo:
Thiền định
Cũng giống như việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ như ví dụ ở trên, việc thiền định khi mới bắt đầu cũng khá khó khăn, tuy nhiên bạn chỉ cần luyện tập mỗi ngày để tiềm thức có thời gian ghi nhận, làm quen và ghi nhớ thì chỉ sau một thời gian ngắn, khi thói quen thiền được lưu vào tiềm thức, việc thiền định của bạn sẽ trở nên dễ dàng, thư giãn hơn.
Tập thể dục, thể thao
Tập thể dục thể thao ngoài tác dụng giúp bạn trở nên khỏe mạnh về thể chất, tinh thần thì còn giúp cho cuộc sống của bạn trở nên vui vẻ, hạnh phúc hơn nhờ các hormone được giải phóng ra cơ thể vận động.
Khi tiềm thức bạn ghi nhận thói quen nào vào bộ lưu trữ ký ức, việc tập luyện sẽ trở thành việc làm yêu thích mà bạn sẽ cảm thấy thiếu và khó chịu nếu một ngày không tập luyện.
Tập thói quen suy nghĩ tích cực
Để có được tinh thần lạc quan và lối suy nghĩ tích cực bạn cần phải rèn luyện cho tâm trí của bản thân, đánh thức tiềm thức để ghi nhận những suy nghĩ lạc quan, vui vẻ. Việc rèn luyện thói quen suy nghĩ tích cực này sẽ mất nhiều thời gian và công sức, tuy nhiên khi tiềm thức đã ghi nhận, ghi nhớ cũng đồng nghĩa với việc, bạn đã trở thành một người có tinh thần vui vẻ, tích cực.
Lời kết
Bạn đọc vừa xem qua những thông tin về sức mạnh tiềm thức do Shan Health tham khảo, tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những thông tin trên, bạn đọc đã hiểu hơn về sức mạnh tiềm thức là gì, tầm quan trọng của sức mạnh tiềm thức và cách thức mà sức mạnh tiềm thức hoạt động.