Skip to content Skip to footer

Nguyên Nhân Gây Trằn Trọc Khó Ngủ Và Cách Khắc Phục

Trằn trọc khó ngủ là tình trạng rất nhiều người gặp phải do nhiều nguyên nhân, mà chủ yếu là do căng thẳng, áp lực từ các vấn đề như học tập, công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng trằn trọc khó ngủ và những cách khắc phục hiệu quả, triệt để, bạn đọc có thể tham khảo chi tiết bài viết Shan Health chia sẻ dưới đây. 

Trằn trọc khó ngủ là gì?

Trằn trọc khó ngủ là tình trạng bạn nằm thao thức hàng giờ, nhắm mắt nhưng không ngủ được hay thậm chí nhiều giờ liền nhưng vẫn không thể chìm vào giấc ngủ hoặc ngủ rồi giật mình thức dậy sau đó không thể ngủ lại tiếp. 

Đây là một tình trạng diễn ra vô cùng phổ biến, ở nhiều độ tuổi khác nhau đặc biệt là ở người trưởng thành và người cao tuổi. 

Trằn trọc khó ngủ
Trằn trọc khó ngủ là gì?

Có những nguyên nhân nào gây nên tình trạng trằn trọc khó ngủ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trằn trọc khó ngủ, dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến, thường gặp phải nhất. 

Tinh thần bị căng thẳng, lo lắng

Tinh thần bị căng thẳng, lo lắng quá mức vì nhiều vấn đề trong cuộc sống như học tập, công việc và các mối quan hệ là nguyên nhân chủ yếu khiến cho nhiều người gặp phải tình trạng bị trằn trọc khó ngủ, thao thức rất lâu không thể chìm vào giấc ngủ. 

Do ngủ quá nhiều vào ban ngày

Một nguyên nhân rất nhiều người gặp phải và làm cho cơ thể bị trằn trọc khó ngủ vào ban đêm là do ban ngày đã ngủ quá nhiều, hoặc ngủ gần giấc ngủ chính ví dụ như ngủ từ chiều đến khi trời tối muộn. 

Chế độ ăn mất cân bằng

Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, ăn quá ít vào bữa tối hoặc không ăn tối sẽ làm cho bụng khó chịu và đói cồn cào. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho nhiều người rơi vào tình trạng trằn trọc khó ngủ, nhắm mắt rất lâu vẫn không thể vào giấc, nguyên nhân này phổ biến nhất ở những người đang trong giai đoạn giảm cân. 

Chế độ ăn mất cân bằng
Chế độ ăn mất cân bằng

Cơ thể bị kích thích quá mức

Một vài yếu tố khiến cho cơ thể bị kích thích quá mức làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến nhiều người bị trằn trọc khó ngủ là: Sử dụng các loại thực phẩm có chứa cafein, để mắt tiếp xúc với ánh sáng xanh quá nhiều trước giờ ngủ hoặc không gian ngủ bị ô nhiễm tiếng ồn. 

Do bệnh lý

Những bệnh lý gây ra các cơn đau nhức liên tục hoặc đau nhức từng cơn cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho nhiều người bị trằn trọc khó ngủ do cơ thể bị khó chịu. 

Cách khắc phục khi bị trằn trọc khó ngủ vào ban đêm

Với những nguyên nhân gây trằn trọc khó ngủ được đề cập ở trên, bạn đọc có thể tham khảo qua một vài cách khắc phục dưới đây để cải thiện tình trạng trằn trọc khó vào giấc: 

Cách khắc phục khi bị trằn trọc khó ngủ vào ban đêm
Cách khắc phục khi bị trằn trọc khó ngủ vào ban đêm

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Để tránh bị trằn trọc khó ngủ vào ban đêm, bữa tối bạn cần hạn chế ăn quá no nhưng cũng không nên ăn quá ít sẽ làm bạn bị đói và gây nên các cơn cồn cào khó chịu và khiến bạn không thể chìm vào giấc ngủ. 

Thiền định với chuông xoay

Ngồi thiền kết hợp với chuông xoay himalaya có tác dụng giúp định tâm, tinh thần được thư giãn, an nhiên, gạt bỏ hết những căng thẳng buồn phiền trong cuộc sống. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc cải thiện chứng trằn trọc khó ngủ mà nhiều người gặp phải. 

Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh

Để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, bạn nên tắt hết các thiết bị điện tử trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để mắt nghỉ ngơi, không bị kích thích bởi ánh sáng xanh. Điều này sẽ giúp bạn dễ vào giấc, không còn tình trạng trằn trọc khó ngủ. 

Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh
Tránh tiếp xúc với ánh sáng xanh

Không sử dụng cafein vào buổi tối

Cafein có trong một số món ăn, đồ uống hay thuốc lá, rượu bia sẽ làm cho tinh thần bạn trở nên tỉnh táo, hưng phấn. Điều này gây cản trở giấc ngủ và khiến bạn trằn trọc mãi không ngủ được nếu sử dụng vào buổi tối, do vậy bạn cần hạn chế dùng những loại thực phẩm có chứa cafein vào buổi chiều và tối.

Tham gia các khóa học chữa lành

Nếu có thời gian và điều kiện, bạn cũng có thể đăng ký theo học một số khóa học chữa lành tâm hồn để loại bỏ căng thẳng, mệt mỏi, giúp tâm trí trở nên thư thái, nhẹ nhàng, từ đó tránh được tình trạng khó ngủ, trằn trọc lâu không thể ngủ được. 

Không ngủ nhiều vào ban ngày

Để giấc ngủ chính vào ban đêm không bị ảnh hưởng, bạn cũng nên hạn chế ngủ quá nhiều vào ban ngày, đặc biệt là khoảng thời gian chiều tối. Điều này sẽ giúp cải thiện hiệu quả tình trạng trằn trọc khó ngủ. 

Bị trằn trọc khó ngủ có cần gặp bác sĩ không?

Bị trằn trọc khó ngủ lâu ngày rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ và gây ra nhiều vấn đề tiêu cực cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Do đó, nếu cơ thể bị trằn trọc khó ngủ và đã áp dụng nhiều cách khác nhau mà tình trạng trằn trọc vẫn không có sự cải thiện thì nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và có phác đồ điều trị chi tiết đúng với tình trạng. 

Bị trằn trọc khó ngủ có cần gặp bác sĩ không?
Bị trằn trọc khó ngủ có cần gặp bác sĩ không?

Bạn nên ưu tiên thăm khám tại những bệnh viện có quy mô lớn sẽ được làm việc với những người có trình độ chuyên môn cao. Như vậy tình trạng bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác và quá trình điều trị cũng có hiệu quả tốt nhất. 

Lời kết

Bạn vừa tham khảo qua những thông tin về tình trạng trằn trọc khó ngủ Shan Health tổng hợp và chia sẻ. Hy vọng với những gì Shan Health đề cập đến trong bài viết trên, bạn đọc đã nắm được tình trạng trằn trọc khó ngủ là gì, những nguyên nhân có thể gây ra chứng trằn trọc khó ngủ và một số cách khắc phục hiệu quả để bạn tham khảo, áp dụng khi cần.