Skip to content Skip to footer

Overthinking Là Gì? Cách Vượt Qua Khi “Suy Nghĩ Quá Mức”

Có phải bạn đã từng nghe nói về Overthinking nhưng chưa thực sự hiểu rõ Overthinking là gì đúng không. Có thể hiểu đơn giản đây là hội chứng suy nghĩ nhiều và có thể làm bản thân không thoát ra được những dòng suy nghĩ trên. Trong bài viết hôm nay, Shan Health sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích để bạn đọc nắm rõ hội chứng Overthinking là gì cùng như cách vượt qua khi suy nghĩ quá mức. 

Hội chứng Overthinking là gì?

Hội chứng Overthinking là gì? Thì có thể hiểu như thế này, Overthinking hay còn được gọi là hành động Overthink, là trạng thái suy nghĩ quá mức, vượt quá giới hạn cho phép của bản thân. Bộ não của bạn sẽ liên tục đánh giá và cảm thấy chưa hài lòng với những dòng suy nghĩ đó. Tâm lý của bạn cứ xoay quanh đến những vấn đề tiêu cực, lặp đi lặp lại và gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. 

Hội chứng Overthinking là gì?
Hội chứng Overthinking là gì?

Biểu hiện của hội chứng Overthinking

Overthinking là hội chứng suy nghĩ quá nhiều và biểu hiện của hội chứng Overthinking là gì? Có bao giờ bạn cảm thấy rằng một hành động, 1 ánh mắt hay lời nói của 1 ai đó khiến cho bạn thao thức cả đêm. Hay là thường xuyên suy diễn 1 câu chuyện nhỏ thành 1 cuốn tiểu thuyết, hoặc khi ngày mai có  dự án nào đó bạn thức cả đêm để làm và sáng hôm sau kết quả lại không như mong đợi thì bạn lại dành cả ngày còn lại để dằn vặt bản thân. 

Dấu hiệu của hội cứng Overthinking là gì?
Dấu hiệu của hội cứng Overthinking là gì?

Các dấu hiệu trên có thể chỉ ra rằng bạn đang mắc hội chứng Overthinking. Không chỉ suy nghĩ quá mức về quá khứ mà người bị overthinking còn suy diễn nhiều câu chuyện về tương lai. Hiện nay, có khoảng 93% người bị Overthinking thường xuyên, trong đó 78% là về các vấn đề học tập và công việc, 11% là về chuyện tình cảm, còn lại là các vấn đề về gia đình. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về dấu hiệu Overthinking là gì, thì Shan Health đã chỉ ra một số dấu hiệu mà những người Overthinking thường gặp:

  • Bạn luôn suy nghĩ đến vấn đề bạn đang gặp phải, không thể suy nghĩ đến chuyện khác
  • Không thể thư giãn hay nghỉ ngơi mà cứ liên tục suy nghĩ
  • Cảm thấy lo lắng và bất an
  • Cảm thấy tinh thần mệt mỏi, áp lực đè nặng lên vai
  • Các dòng suy nghĩ tiêu cực xuất hiện nhiều hơn
  • Suy nghĩ liên tục về một tình huống nào đó
  • Thường xuyên suy nghĩ và tưởng tượng ra viễn cảnh xấu nhất
  • Thường không quyết đoán với suy nghĩ của mình, nghi ngờ về quyết định của bản thân
  • Chỉ 1 tình tiết nhỏ cũng làm bạn phóng đại ra một câu chuyện phong phú
  • Khi bạn buồn, bạn suy nghĩ còn nhiều hơn bình thường

Nếu tình trạng Overthinking diễn ra thường xuyên và kéo dài, bạn có thể bị khủng hoảng tinh thần mất kiểm soát và có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm nặng. Khi chúng ta bị Overthinking, não bộ sẽ chuyển sang chế độ phân tích, nếu chúng ta không thoát khỏi được trạng thái phân tích thì vòng lặp suy nghĩ sẽ diễn ra thường xuyên và khiến bản thân tiêu cực hơn. 

Tác hại của hội chứng Overthinking là gì?

Tác hại rõ rệt nhất của hội chứng Overthinking đó là khiến cho tâm trạng trở nên tiêu cực và tinh thần bị kiệt quệ. Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và năng suất làm việc. Khi bạn suy nghĩ quá nhiều bạn sẽ chịu nhiều tác hại như sau:

Ảnh hưởng đến sức khỏe

Khi bạn suy nghĩ quá nhiều, bản thân sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, luôn cảm thấy lo lắng và không hài lòng về bản thân của mình. Tình trạng suy nghĩ quá nhiều khiến bản thân tự thu mình lại, dẫn đến khủng hoảng tinh thần và trầm cảm. Mà các bạn biết rồi đấy, bệnh trầm cảm thật sự đáng sợ, ai trải qua rồi mới thấy kinh khủng như thế nào.

Bên cạnh đó, việc rối loạn giấc ngủ cũng khiến bản thân bạn bị mất ngủ, tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ làm cơ thể mệt mỏi, thường xuyên nhức đầu và cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái mệt mỏi, không có sức sống.

Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc

Người bị Overthinking thường xuyên suy nghĩ về một vấn đề mà không thể tập trung hay suy nghĩ về vấn đề khác, điều này khiến cho hiệu suất công việc bị giảm và không còn linh hoạt. 

Vì khi bị Overthinking, não bộ của bạn chuyển sang phân tích 1 vấn đề nào đó thì sẽ không thể hoạt động nhiều cho công việc hoặc học tập. Điều này sẽ làm bạn dễ bị mất tập trung khi làm việc, ảnh hưởng đến kết quả công việc, học tập. 

Ảnh hưởng đến sự tập trung của não bộ

Một số nghiên cứu còn ghi nhận rằng tình trạng suy nghĩ quá mức sẽ khiến cho phần não vùng trước trán hoạt động chức năng quá mức cho phép, từ đó gây ảnh hưởng tới khả năng sáng tạo, tập trung cũng như kỹ năng giải quyết vấn đề.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Overthinking là gì? 

Vậy bạn có biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng Overthinking là gì không? Theo Sanam Hafeez, một nhà tâm lý học thần kinh ở thành phố New York đã giải thích nguyên nhân của hội chứng Overthinking là: “Suy nghĩ quá nhiều, vượt quá giới hạn của bản thân có thể là một cách để bạn cố gắng kiểm soát tình huống và cảm thấy tự tin hơn về những việc cần làm tiếp theo.”

Vấn đề suy nghĩ quá nhiều sẽ khiến não bộ mắc kẹt trong mớ suy nghĩ trên, lúc nào cũng trong trạng thái lo lắng. Vấn đề của Overthinking là khiến cho bạn cứ vẫn quanh trong nhiều mối lo lắng khác nhau. 

Ngoài ra, việc bạn quá cầu toàn trong mọi việc cũng khiến bạn bị Overthinking, chẳng hạn như bạn đang quá thành công, bạn luôn lo lắng bị thất bại, hoặc bạn thua kém 1 ai đó. 

Khi bạn luôn để tâm đến các chi tiết nhỏ nhặt cũng dễ dẫn đến tình trạng Overthinking. Chẳng hạn như một lời nói hay ánh mắt của người khác cũng làm bạn suy nghĩ, thậm chí là mất ngủ cả đêm.

Cách vượt qua hội chứng Overthinking hiệu quả

Các thông tin trên đã giải thích cho bạn đọc về hội chứng Overthinking là gì? Khi bị Overthinking bạn nên tìm cách vượt qua để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần. Dưới đây là một số cách giúp bạn loại bỏ đi những dòng suy nghĩ quá mức trong đầu và mang lại hiệu quả cao.

Ngồi thiền

Ngồi thiền là phương pháp chữa lành tâm hồn, tinh thần bị stress rất hiệu quả. Các phương pháp thiền giúp cho bản thân tập trung, thoát khỏi những dòng suy nghĩ tiêu cực, để cơ thể thanh lọc, tâm trí được minh mẫn và sáng suốt hơn. 

Thiền là cách tịnh tâm rất hiệu quả, giúp loại bỏ được những bóng ma tâm lý của người bị Overthinking. Khi bạn ngồi thiền, bạn hãy hít thở đều và hít thở thật sâu, đây là cách giúp giữ yên tâm trí của bạn, tránh được việc suy nghĩ lan man. 

Đối mặt với các dòng suy nghĩ

Bạn nên nhận ra rằng những gì bạn nghĩ chưa chắc đã là sự thật. Những điều tiêu cực bạn thường xuyên suy nghĩ tới chỉ là giả thuyết và bạn nên học cách nhìn nhận chúng một cách tích cực hơn.

Bạn hãy đối đầu với những dòng suy nghĩ tiêu cực bằng cái nhìn đa chiều, bạn sẽ thấy sự việc đó chẳng có gì to tát cả và mức độ ảnh hưởng của sự việc đối với bạn sẽ không nhiều. Từ đó, bạn sẽ thấy đầu óc nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn và hạn chế bị áp lực bởi những dòng suy nghĩ mà chưa chắc đó là sự thật.

Thay đổi nhận thức của bản thân

Overthinking là gì? Thay đổi nhận thức bản thân có thể hạn chế tình trạng suy nghĩ quá mức hay sao? Đúng. Khi bị Overthinking, chúng ta thường tập trung vào những suy nghĩ tiêu cực, não bộ sẽ bắt đầu phân tích các tình huống, và mang đến cho chúng ta nhiều nỗi muộn phiền. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể tái tạo lại nhận thức của mình bằng cách nhìn nhận vấn đề theo một chiều hướng khác. 

Thừa nhận thành công của bản thân

Đối với những người Overthinking, họ thường hay cầu toàn và đặt khá nhiều kỳ vọng vào bản thân. Khi sự việc diễn ra mà kết quả không như ý thì họ sẽ tự dằn vặt bản thân rất lâu, có khi không thoát ra được. 

Điều này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái tự trách, cảm thấy tự ti nhiều hơn. Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên biết hài lòng với những gì bạn có. Như bạn đi thi toán được 8 điểm thay vì kỳ vọng của bạn là 9 hay 10. Thì bạn cũng nên cảm thấy hài lòng, vì bạn đã cố gắng hết sức và điểm 8 là phần thưởng xứng đáng dành cho bạn. 

Nếu bạn cảm thấy hài lòng với thành quả của bản thân thì không có lý do gì mà các dòng suy nghĩ tiêu cực sẽ quay quanh bạn nữa. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, nhẹ nhàng và giảm bớt áp lực hơn.

Viết nhật ký

Viết nhật ký cũng là một trong những cách giúp bạn trút bỏ hết những muộn phiền trong lòng. Điều này sẽ giúp bạn trút hết bầu tâm sự, từng dòng chữ được viết ra sẽ giúp những muộn phiền tan biến đi. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể tâm sự với người mà bạn thấy tin tưởng để họ lắng nghe nỗi lòng của bạn cũng như có thể an ủi, cho bạn những lời khuyên hữu ích. Việc có người chia sẻ, cảm thông sẽ giúp bạn cảm thấy nhẹ lòng, tâm hồn được an ủi và cảm thấy bản thân vẫn còn nhiều người quan tâm đến mình. Từ đó, các dòng suy nghĩ, năng lượng tiêu cực sẽ ngày càng ít đi, giúp bạn trở về trạng thái bình tâm và nhẹ nhàng hơn.

Phát triển kỹ năng Interpersonal skill – kỹ năng liên kết cá nhân

Các nghiên cứu chỉ ra rằng kỹ năng Interpersonal skill hay còn gọi là kỹ năng liên kết bản thân có tác động tích cực đến tình trạng suy nghĩ quá nhiều của chúng ta. Kỹ năng này sẽ giúp những người Overthinking giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực, hạn chế tình trạng khủng hoảng tinh thần, giúp tâm tịnh và yên bình hơn. 

Vậy nên bạn hãy tự nâng cao nhận thức của bản thân, nâng cao sự tự tin và rèn luyện sự bình tĩnh, làm chủ bản thân.

Trị liệu chuông xoay

Một trong những cách bạn thoát khỏi hội chứng Overthinking đó là tận hưởng âm thanh của chuông xoay hoặc có thể hiểu là sử dụng các phương pháp trị liệu chuông xoay để tâm tình được bình ổn và an yên hơn.

Cách vượt qua hội chứng Overthinking
Trị liệu bằng chuông xoay để vượt qua hội chứng Overthinking

Phương pháp trị liệu chuông xoay xuất hiện từ rất lâu và được du nhập vào Việt Nam trong những năm gần đây. Âm thanh từ chuông xoay có tác động tích cực lên các luân xa trên cơ thể. Các luồng sóng rung từ âm thanh của chuông xoay giúp đưa sóng não về 3 tần sóng não chữa lành là Alpha, Delta, Theta.

Nhờ đó mà khi gõ chuông, âm thanh của chuông xoay Tây Tạng sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn, dễ chịu, cảm thấy lòng nhẹ nhàng và an yên hơn. Để trải nghiệm phương pháp chữa lành bằng âm thanh của chuông xoay, giúp bản thân thoát khỏi các dòng suy nghĩ tiêu cực, tâm trí tập trung hơn thì bạn có thể đến Shan Health – Spa dưỡng sinh đông y chuyên nghiệp tại Gò Vấp. 

Phương pháp trị liệu sẽ được thực hiện bởi các Master có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, giúp bạn cảm nhận được hiệu quả ngay lần đầu tiên trải nghiệm. 

Lời kết

Shan Health tin rằng, qua bài viết trên, bạn đọc cũng đã hiểu Overthinking là gì cũng như cách vượt qua hội chứng Overthinking. Để bản thân không rơi vào vòng lặp suy nghĩ, hãy tự nâng cao nhận thức cho bản thân, luôn tự tin, vui vẻ, nhìn sự vật, sự việc bằng cái nhìn đa chiều, bạn sẽ thấy tâm tịnh, dễ tập trung và không bị chi phối bởi các dòng suy nghĩ.