Các huyệt ở bắp chân có liên kết mật thiết với toàn bộ cơ thể và lục phủ ngũ tạng. Vì thế mà khi bấm các huyệt ở khu vực này sẽ giúp giảm đau vùng chân một cách hiệu quả, hỗ trợ chữa trị một số bệnh liên quan đồng thời giúp cải thiện sức khỏe và thư giãn tinh thần. Vậy ở bắp chân có những huyệt đạo nào, vị trí ở đâu và bấm huyệt có tác dụng gì? Hãy cùng Shan Health theo dõi bài viết ngay sau đây để được giải đáp chi tiết.
Tác dụng khi bấm huyệt ở bắp chân đối với sức khỏe
Các huyệt ở bắp chân có sự liên quan mật thiết đến các bộ phận trên cơ thể. Khi bấm huyệt đúng cách không chỉ giúp giảm đau nhức vùng chân và còn giúp chữa trị một số bệnh liên quan đến lục phủ ngũ tạng. Bên cạnh đó, việc xoa bóp, massage chân, bấm các huyệt đạo ở bắp chân còn giúp giãn nở lỗ chân lông, đào thải độc tố trong cơ thể. Từ đó giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả và mang đến cảm giác thư giãn toàn thân, xua tan mệt mỏi.
Vị trí các huyệt ở bắp chân, tác dụng và cách bấm huyệt
Bắp chân là một trong những bộ phận có nhiều huyệt đạo trên cơ thể, mỗi huyệt đạo có vị trí và công dụng khác nhau. Dưới đây là các huyệt đạo ở bắp chân và cách bấm huyệt đúng cách mà bạn có thể tham khảo để áp dụng.
Huyệt Ủy Trung
Huyệt Ủy Trung là một trong các huyệt ở bắp chân mang đến nhiều tác dụng như trị đau thắt lưng, giảm đau chân, tê nhức chân, chữa viêm khớp gối, trúng nắng,…
- Vị trí: Huyệt nằm ở giữa điểm gấp sau gối
- Cách bấm: Dùng hai ngón tay ấn vào hai huyệt ở hai bên chân và day liên tục 50 lần.
Huyệt A Thị
Day bấm huyệt A Thị có tác dụng đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, giảm đau cục bộ.
- Vị trí: Huyệt nằm ở các vị trí linh hoạt, được xác định thông qua cảm giác đau của người bệnh khi bị bệnh, đau nhức.
- Cách bấm: Lấy hai tay ấn nhẹ lên 2 chân để xác định vị trí đau nhất ở chân. Sau đó lấy ngón cái day bấm điểm ấy từ ngoài vào trong, sử dụng lực từ nhẹ đến mạnh và theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 5 phút.
Huyệt Túc Tam Lý
Nhắc đến các huyệt ở bắp chân không thể không nhắc đến huyệt Túc Tam Lý, đây là huyệt có tác dụng hỗ trợ chữa các bệnh về đường tiêu hóa và một số bệnh toàn thân như liệt nửa người, đái tháo đường, thấp khớp,…
- Vị trí huyệt: Huyệt nằm ở khu vực sát đầu gối, để xác định bạn hãy ngồi trên ghế, đặt 2 cẳng chân vuông góc với đùi. Sau đó úp bàn tay vào giữ đầu gối, xác định chỗ lõm phía trước ở ngoài của khớp gối. Sau đó dùng ngón giữa chạm vào xương ống chân và hơi nhích ra phía ngoài một chút, đây chính là vị trí của huyệt.
- Cách bấm: Dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào huyệt để tạo lực mạnh tác động lên huyệt. Bấm trong khoảng 1 – 3 phút mỗi lần vào thực hiện 1, 2 lần mỗi ngày.
Huyệt Thừa Sơn
Huyệt này còn có nhiều tên gọi khác như Trường Sơn, Ngọc Trụ, Nhục Trụ hay Ngư Phúc
- Vị trí huyệt: Nằm ở cuối bắp chân, ở chỗ lõm giữa khe cơ sinh đôi ngoài và trong. Để xác định bạn hãy gập chân để hiện rõ cơ sinh đôi.
- Cách bấm: Dùng một tay nắm chặt bắp chân, ngón tay cái còn lại ấn mạnh lên vị trí của huyệt Thừa Sơn và day khoảng 100 lần, đổi sang chân còn lại. Bấm 1 – 2 lần mỗi ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
- Tác dụng: Bấm huyệt Thừa Sơn giúp chữa co rút, đau nhức cơ bắp chân, sưng gối, đau thần kinh tọa,…
Huyệt Tam Âm Giao
Huyệt này còn có tên gọi khác là Đại Âm, Thừa Mạng, bấm huyệt này sẽ giúp chữa các bệnh về thận, đồng thời giúp giảm đau cẳng chân, gót chân,…
- Vị trí: Huyệt nằm ở chỗ lõm sau xương chày và cách mắt cá chân người lớn khoảng 6.5cm.
- Cách bấm huyệt: Xác định vị trí của huyệt rồi day theo vòng tròn khoảng 7 – 10 phút.
Huyệt Dương Lăng Tuyền
Huyệt Dương Lăng Tuyền là một trong các huyệt ở bắp chân đem lại nhiều tác dụng khi bấm, cụ thể:
- Tác dụng: Bấm huyệt này giúp chữa viêm khớp gối, đau lưng hông, đau nhức chi dưới, viêm túi mật, chữa các bệnh lý về tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu,…
- Vị trí huyệt: Nằm ở chỗ lõm phía ngoài của ống chân, cách đầu gối 1 tấc.
- Cách bấm: Dùng tay day ấn 30 – 50 lần theo chiều kim đồng hồ rồi đổi sang chân còn lại.
Huyệt Âm Lăng Tuyền
Đây là một trong các huyệt ở bắp chân liên quan mật thiết đến lục phủ ngũ tạng, nó còn có tên gọi khác là Âm Tuyền, Âm Chi Lăng Tuyền.
- Tác dụng: Bấm huyệt Âm Lăng Tuyền sẽ hỗ trợ chữa chứng chướng bụng, chán ăn, khó tiêu, rối loạn kinh nguyệt, đau nhức chân và viêm khớp gối.
- Vị trí: Huyệt nằm ở mé trong xương dưới đầu gối, cạnh trang đầu trên và dưới đầu to của xương chày. Để xác định chính xác vị trí của huyệt hãy dùng ngón tay lần theo phía trong xương ống chân đến chỗ nhô cao nhất, đó chính là huyệt.
Cách bấm các huyệt ở bắp chân giúp giảm đau nhức hiệu quả
Bên cạnh massage chân, bạn có thể bấm các huyệt ở bắp chân để giảm thiểu tình trạng đau nhức, cải thiện sức khỏe và tinh thần. Dưới đây là các bước thực hiện day bấm, xoa bóp các huyệt ở chân bị đau nhức:
- Bước 1: Sau khi tắm rửa sạch sẽ hãy ngâm chân vào nước ấm từ 5 – 7 phút, sau đó lau khô chân. Việc này sẽ giúp lưu thông khí huyết vùng chân và tăng hiệu quả cho các bước tiếp theo.
- Bước 2: Lấy một lượng massage hoặc tinh dầu ra tay rồi xoay hai lòng bàn tay cho đến khi nóng dần lên.
- Bước 3: Lấy tay xoa nhẹ lên vị trí bắp chân vị đau nhức và kết hợp với massage theo chiều từ cổ chân lên đầu gối. Sau đó, dùng lực của các ngón tay ấn nhẹ đến mạnh vào các huyệt đạo ở bắp chân khoảng 10 – 15 lần cho mỗi bên chân.
- Bước 4: Xoa bóp theo chiều ngang bắp chân và lặp lại khoảng 10 – 15 lần cho từng bên chân.
Lời kết
Trên đây Shan Health đã chia sẻ những thông tin về các huyệt ở bắp chân, cách xác định vị trí và tác dụng của từng huyệt. Nếu kiên trì thực hiện xoa bóp, ấn huyệt bắp chân mỗi ngày tại nhà sẽ giúp giảm dần tình trạng đau nhức và tăng cường sức khỏe, tinh thần. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến các spa dưỡng sinh đông y để được tư vấn và thực hiện liệu trình massage, ấn huyệt đúng cách.
Shan Health là một trong những spa dưỡng sinh đông y chuyên nghiệp tại Gò Vấp mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn có nhu cầu được trải nghiệm dịch vụ hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua những thông tin ở dưới để được tư vấn nhanh chóng, tận tình nhất.