Skip to content Skip to footer

Khủng Hoảng Tuổi Trung Niên: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Không chỉ các bạn trẻ mới gặp khủng hoảng mà những người ở tuổi trung niên vẫn thường xuyên gặp phải tình trạng này. Có rất nhiều dạng khủng hoảng như khủng hoảng tuổi 20, khủng hoảng tuổi trung niên làm nhiều người cảm thấy mệt mỏi. Hãy cùng Shan Health tìm hiểu nguyên nhân và cách vượt qua khủng hoảng ở tuổi trung niên qua bài viết dưới đây. 

Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

Trong nghiên cứu mới của Wiley, đã chứng minh rằng khủng hoảng tuổi trung niên là một dạng khủng hoảng tâm lý thường gặp ở độ tuổi khoảng 40 – 50. Giai đoạn này thường đánh dấu những biến động tâm lý lớn bên trong cá nhân, khi họ có xu hướng lo lắng nhiều hơn về các vấn đề như con cái, gia đình, và những thay đổi trong cuộc sống.

Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?
Khủng hoảng tuổi trung niên là gì?

Khái niệm về khủng hoảng tuổi trung niên được đặt ra vào những năm 1960 bởi nhà tâm lý học Elliott Jacques. Ông nhận thấy rằng khi đạt độ tuổi 30, mọi người thường trải qua những sự biến đổi tâm lý đáng kể, có thể được coi là một loại chấn thương sinh học. Do đó, khi tiến vào giai đoạn này, việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe tuổi trung niên là vô cùng quan trọng để thích nghi và duy trì sự cân bằng trong cuộc sống.

Tại sao nhiều người lại bị khủng hoảng ở tuổi trung niên

Cuộc khủng hoảng tuổi trung niên ở phụ nữ thường kéo dài từ 2 đến 5 năm, trong khi ở nam giới thường kéo dài lâu hơn, từ 3 đến 10 năm. Nguyên nhân gây ra khủng hoảng tuổi trung niên gồm có: 

Tại sao nhiều người lại bị khủng hoảng ở tuổi trung niên
Tại sao nhiều người lại bị khủng hoảng ở tuổi trung niên
  • Sự tiêu cực về quá trình lão hóa: Cảm giác tuyệt vọng và giảm tự tin khi bước vào tuổi trung niên. Đối với phụ nữ, da bị lão hóa cũng khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng và bị khủng hoảng. 
  • Yếu tố căng thẳng và thất bại: Gắn liền với các thách thức trong công việc, sự nghiệp, và sức khỏe thể chất. Những căng thẳng, lo sợ thất bại cũng khiến nhiều người bị khủng hoảng.
  • Thay đổi trong gia đình: Cảm giác cô đơn khi con cái rời nhà, căng thẳng trong vai trò chăm sóc cha mẹ già và tác động của việc ly hôn.
  • Thay đổi nghề nghiệp: Sự thay đổi vị trí công việc và sự suy giảm trong sự nghiệp có thể gây ra căng thẳng và lo lắng.
  • Thay đổi tài chính: Các vấn đề tài chính liên quan đến trách nhiệm chăm sóc gia đình và thay đổi trong thị trường lao động có thể gây lo lắng và căng thẳng.

Dấu hiệu cho biết bạn đang bị khủng hoảng tuổi trung niên

Để nhận biết một ai đó đang bị khủng hoảng tuổi trung niên, bạn có thể xem xét qua các dấu hiệu như sau:

Dấu hiệu cho biết bạn đang bị khủng hoảng tuổi trung niên
Dấu hiệu cho biết bạn đang bị khủng hoảng tuổi trung niên

 

  • Hối hận về những mục tiêu chưa hoàn thành: Cảm thấy tiếc nuối về những điều chưa đạt được trong quá khứ.
  • Cảm thấy thua kém và sỉ nhục: Cảm giác bị so sánh và thua kém trước đồng nghiệp, bạn bè, đặc biệt khi những người khác thành công hơn.
  • So sánh bản thân với người khác: Tự so sánh và cảm thấy mình thất bại so với những người xung quanh.
  • Khao khát trẻ lại: Mong muốn duy trì cảm giác trẻ trung và hối tiếc về việc không thể làm trẻ lại.
  • Bất mãn với nhiều mặt cuộc sống: Cảm thấy bối rối, phẫn nộ hoặc buồn bã về cuộc sống hôn nhân, công việc, sức khỏe, kinh tế.
  • Không hài lòng về đời sống tình dục: Khó khăn trong việc đạt được hài lòng về đời sống tình dục.
  • Tham vọng sửa chữa những sai lầm trước đây: Muốn sửa chữa những lỗi lầm đã từng mắc phải khi còn trẻ.
  • Rối loạn giấc ngủ: Chất lượng giấc ngủ giảm, có thể gặp rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ.
  • Thay đổi trong quan hệ xã hội: Cảm thấy thờ ơ với mọi thứ, dần rút lui khỏi các mối quan hệ bạn bè hoặc có thói quen sống không lành mạnh.
  • Tiêu cực về tương lai: Nhìn nhận tiêu cực về tương lai, cảm thấy mơ hồ và không rõ ràng.
  • Ám ảnh về ngoại hình: Quá mức quan tâm đến sắc đẹp hoặc ngược lại, lơ là trong chăm sóc và vệ sinh cá nhân.

Cách giúp bạn vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên hiệu quả

Khi rơi vào tình trạng khủng hoảng tuổi trung niên, nhiều người thường hay lo lắng, căng thẳng nhiều. Để vượt qua tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số cách như sau: 

  • Uống đủ nước hàng ngày và tăng cường hoạt động thể chất bằng việc tham gia thể thao và tập luyện định kỳ.
  • Tìm đến các phương pháp chữa lành như trị liệu – chữa lành bằng chuông xoay, chữa lành bằng nghệ thuật, mùi hương
  • Thay đổi lối sống sang các thói quen lành mạnh và phù hợp với bản thân.
  • Xây dựng một chế độ sinh hoạt tích cực, sống lạc quan và vui vẻ.
  • Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng các nhóm chất, ăn uống đúng giờ và tránh làm việc quá sức.
  • Hạn chế chất béo không lành mạnh từ thực phẩm như đồ ăn nhanh và món ăn chế biến sẵn.
  • Tìm kiếm hỗ trợ bằng cách tâm sự với gia đình, người thân hoặc bạn bè về tâm trạng và cảm xúc của mình.
  • Viết nhật ký hàng ngày hoặc lập kế hoạch để đặt ra mục tiêu cụ thể trong tương lai gần.
  • Thử sức với những thử thách mới để phát triển kỹ năng và có thêm trải nghiệm quý giá.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lá điện tử và các đồ uống có cồn như rượu, bia.
  • Áp dụng các phương pháp thiền định để tâm trí nhẹ nhàng hơn như thiền siêu việt, thiền nằm, thiền hành…

Khủng hoảng tuổi trung niên khiến nhiều người mất dần năng lượng trong cuộc sống. Vì thế, bạn hãy luôn tạo niềm vui và chăm sóc bản thân thật tốt, luôn yêu đời để vượt qua mọi sự buồn phiền trong cuộc sống của mình.