Skip to content Skip to footer

Rối Loạn Cảm Xúc: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Rối loạn cảm xúc được xem là một loại bệnh lý có ảnh hưởng đến hành vi và nhận thức của con người. Căn bệnh này khiến chúng ta thay đổi cảm xúc nhanh chóng, từ vui sang giận, từ giận sang buồn rầu và lo âu. Để tìm hiểu nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị rối loạn cảm xúc hiệu quả. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây của Shan Health

Rối loạn cảm xúc là gì?

Rối loạn cảm xúc (mood disorders) hay rối loạn khí sắc là một nhóm rối loạn tâm thần làm thay đổi trạng thái cảm xúc của người bệnh, khiến nó không đồng nhất với tình huống thực tế. Điều này có thể khiến bạn không kiểm soát được cảm xúc, có những sự thay đổi hành vi và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày trong công việc và học tập.

Rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc là gì?

Nguyên nhân mắc hội chứng rối loạn cảm xúc

Nguyên nhân gây ra rối loạn cảm xúc hiện tại vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, một số giả thuyết cho rằng nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc rối loạn cảm xúc có nguy cơ cao bị rối loạn này do yếu tố di truyền.
  • Yếu tố sinh học: Vùng hạch hạnh nhân và vỏ não trán ổ mắt chịu trách nhiệm kiểm soát cảm giác. Trầm cảm thường liên quan đến giảm hoạt động não bộ, trong khi hưng cảm liên quan đến sự gia tăng hoạt động.
  • Yếu tố môi trường: Các thay đổi lớn trong cuộc sống như mất người thân, căng thẳng, chấn thương, bệnh tật, và tác dụng phụ của thuốc điều trị có thể thúc đẩy rối loạn cảm xúc. Triệu chứng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính.

Biểu hiện của rối loạn cảm xúc

Biểu hiện của hội chứng rối loạn cảm xúc thường được chia thành 2 nhóm chính: 

Biểu hiện của rối loạn cảm xúc
Biểu hiện của rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc hưng cảm

  • Nói hoặc vận động nhanh.
  • Kích động, bồn chồn, cáu kỉnh.
  • Hành vi liều lĩnh.
  • Ý nghĩ hoang tưởng.
  • Mất ngủ hoặc khó ngủ.

Rối loạn cảm xúc trầm cảm

  • Cảm thấy buồn mỗi ngày.
  • Thiếu năng lượng.
  • Cảm giác vô vọng.
  • Mất hứng thú.
  • Suy nghĩ về cái chết.
  • Khó tập trung.
  • Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ.
  • Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.

Phân loại rối loạn cảm xúc

Rối loạn cảm xúc thường bao gồm các loại chính sau đây: 

  • Rối loạn lưỡng cực: Đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm, khi tâm trạng có sự thay đổi lớn từ buồn bã sang phấn chấn.
  • Rối loạn trầm cảm chủ yếu: Đặc điểm bởi sự mất quan tâm đến các hoạt động thường ngày, dễ khóc, cảm giác buồn hoặc vô vọng kéo dài ít nhất 2 tuần.
  • Rối loạn trầm cảm dai dẳng: Tâm trạng trầm buồn mạn tính, cảm giác chán nản hoặc cáu kỉnh kéo dài ít nhất 2 năm.
  • Rối loạn tâm trạng do chất gây ra: Các triệu chứng trầm cảm phát sinh do tác dụng phụ của thuốc, lạm dụng các chất gây nghiện, nghiện rượu, tiếp xúc với chất độc, hoặc do các phương pháp điều trị bệnh lý.
  • Rối loạn tâm trạng liên quan đến tình trạng sức khỏe khác: Các bệnh nội khoa như ung thư, chấn thương, nhiễm trùng, và bệnh mãn tính có thể gây ra triệu chứng trầm cảm.

Các điều trị hội chứng rối loạn cảm xúc

Điều trị hội chứng rối loạn cảm xúc, bạn có thể áp dụng một số cách như sau: 

Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc điều trị rối loạn cảm xúc thường được bác sĩ kê toa bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI) và thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine (SNRI): Được sử dụng để điều trị rối loạn cảm xúc, trầm cảm, và rối loạn lưỡng cực. Các thuốc này cần từ 4 – 6 tuần để phát huy tác dụng và cần phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi triệu chứng giảm bớt.
  • Ổn định tâm trạng: Giúp điều chỉnh sự thay đổi tâm trạng và giảm hoạt động bất thường của não, thường dùng cho rối loạn lưỡng cực. Một số thuốc ổn định tâm trạng phổ biến bao gồm lithium và thuốc chống co giật. Có thể được kê cùng với thuốc chống trầm cảm trong một số trường hợp.
  • Thuốc chống loạn thần (thuốc an thần): Dùng cho những người mắc rối loạn lưỡng cực, thường là các thuốc chống loạn thần không điển hình như aripiprazole. Trong một số trường hợp, thuốc chống loạn thần không điển hình cũng có thể được kê đơn để điều trị trầm cảm nếu thuốc chống trầm cảm không hiệu quả.

Điều trị tâm lý

Tâm lý trị liệu là phương pháp điều trị giúp người bệnh thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, và hành vi không lành mạnh. Một số loại tâm lý trị liệu phổ biến bao gồm:

  • Trị liệu hành vi nhận thức (CBT): Hướng đến việc thay đổi suy nghĩ và hành vi không lành mạnh. Bác sĩ tâm lý sử dụng phương pháp này để điều trị hoặc quản lý cảm xúc và tình trạng sức khỏe tâm thần của người bệnh.
  • Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT): Dựa trên CBT nhưng điều chỉnh cho các đối tượng cụ thể. Giúp người bệnh phát triển cách đối phó lành mạnh với căng thẳng, điều chỉnh cảm xúc, và cải thiện mối quan hệ.
  • Liệu pháp tâm động học: Tập trung vào việc giải phóng và đối mặt với các cảm xúc và ký ức vô thức có thể gây ra rối loạn cảm xúc, giúp người bệnh trở nên có ý thức về các cảm xúc và trải nghiệm bị kìm nén.

Tập thiền

Để điều trị rối loạn cảm xúc, thiền định là bộ môn mà bạn nên tập. Thiền có nhiều loại, phù hợp với nhu cầu sử dụng của bạn. Khi tập thiền, cơ thể của bạn sẽ trở về trạng thái cân bằng, tâm trí được thư giãn và thả lỏng, giúp bạn suy nghĩ tích cực, điều chỉnh và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. 

Trị liệu bằng chuông xoay

Ngoài các cách trên, bạn có thể ứng dụng chuông xoay để điều trị hội chứng tối loạn cảm xúc. Phương pháp trị liệu bằng chuông xoay sẽ tác động lên các luân xa trên cơ thể để đả thông kinh lạc, thức tỉnh tâm trí. 

Trị liệu bằng chuông xoay
Trị liệu bằng chuông xoay

Chuông xoay sẽ giúp cân bằng thân – tâm – trí, cải thiện sức khỏe tinh thần, giúp cơ thể của bạn được nhẹ nhàng, tâm trạng được thoải mái hơn, cảm xúc cũng ổn định hơn. 

Có thể thấy, rối loạn cảm xúc là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Hy vọng qua bài viết của Shan Health, bạn đọc sẽ hiểu thêm về hội chứng này cũng như chọn được cách điều trị phù hợp.