Skip to content Skip to footer

7 Dấu Hiệu Cho Thấy Tâm Lý Bất Ổn Và Cách Khắc Phục

Tâm lý bất ổn là một tình trạng tâm lý đáng báo động hiện nay. Tình trạng này khiến cho cơ thể hay cảm thấy mệt mỏi, stress, lo âu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, vì vậy cần phải có giải pháp điều trị càng sớm càng tốt, cùng shanhealth.vn tìm hiểu thêm về các dấu hiệu các cách khắc phục tình trạng tâm lý bất ổn hiệu quả qua bài viết dưới đây. 

Tâm lý bất ổn là gì?

Tâm lý bất ổn là thuật ngữ để mô tả những trạng thái tâm lý không ổn định về cảm xúc, hành vi hoặc không cân bằng trong tư duy của một cá nhân. Điều này có thể bao gồm một loạt các vấn đề về tâm lý, từ trạng thái cảm xúc thất thường nhẹ nhàng đến các vấn đề nghiêm trọng hơn như trầm cảm, rối loạn tâm lý.

Tâm lý bất ổn là gì?
Tâm lý bất ổn là gì?

Dấu hiệu cho thấy tâm lý của bạn đang có vấn đề và bất ổn

Nhận biết tâm lý bất ổn ở người khác có thể khá khó, vì các dấu hiệu có thể biến đổi và không nhất quán. Tuy nhiên, dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy tâm lý của bạn đang bất ổn: 

Dấu hiệu cho thấy tâm lý của bạn đang có vấn đề và bất ổn
Dấu hiệu cho thấy tâm lý của bạn đang có vấn đề và bất ổn
  • Thay đổi tâm trạng đột ngột: Những người có tâm lý bất ổn có thể trải đã qua một sự thay đổi tâm trạng mạnh mẽ và đột ngột, từ trầm cảm đến hưng phấn.
  • Cảm giác buồn bã, trống rỗng: Cảm giác buồn bã và trống rỗng kéo dài và không rõ nguyên nhân cụ thể là một dấu hiệu tiêu biểu.
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều: Khi có vấn đề về giấc ngủ, từ mất ngủ đến ngủ quá nhiều, có thể là dấu hiệu của tâm lý bất ổn.
  • Thay đổi trong lối sống: Thay đổi đột ngột trong lối sống, như thay đổi thói quen ăn uống, là một dấu hiệu khác.
  • Mất tập trung và trí nhớ kém: Khó khăn trong việc tập trung, trí nhớ kém cũng là dấu hiệu tiềm ẩn.
  • Tránh xã hội và cô đơn: Xu hướng tránh giao tiếp xã hội, cảm thấy cô đơn là một dấu hiệu khác.
  • Có ý nghĩ về tự tử: Thể hiện ý nghĩ hoặc ý định tự tử là một dấu hiệu nghiêm trọng, cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên nghiệp ngay lập tức.

Tâm lý bất ổn nguyên nhân do đâu

Tâm lý bất ổn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tâm lý bất ổn:

  • Yếu tố di truyền: Có chứng cứ cho thấy tâm lý bất ổn có thể có liên quan đến di truyền, đặc biệt nếu trong gia đình có người mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm, lo âu, hoặc rối loạn tâm thần phân liệt.
  • Áp lực và stress: Các áp lực từ cuộc sống hàng ngày như công việc, học tập, tài chính và các tình huống khủng hoảng có thể góp phần làm tăng nguy cơ tâm lý bất ổn.
  • Sự kiện gây rối: Những sự kiện gây rối đột ngột như mất đi người thân, ly hôn, chấn thương, hay tai nạn có thể gây rối loạn tâm lý.
  • Sự cô lập xã hội: Thiếu hỗ trợ và mất kết nối xã hội có thể dẫn đến cảm giác cô đơn và tăng nguy cơ tâm lý bất ổn.
  • Lạm dụng chất gây nghiện: Sử dụng quá mức các chất gây nghiện như rượu, thuốc lá….có thể gây ra tâm lý bất ổn.
  • Bệnh mãn tính và tật bẩm sinh: Một số bệnh mãn tính và tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng đến hóa chất và chức năng của não, góp phần vào tâm lý bất ổn.
  • Tình trạng sức khỏe tâm thần trước đó: Nếu đã từng trải qua tâm lý bất ổn trong quá khứ, nguy cơ tái phát có thể tăng lên.

Giải pháp giúp bình ổn tâm lý hiệu quả

Nếu tâm lý của bạn đang không ổn thì bạn nên tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập kiểm soát tâm lý của bản thân bằng các cách sau đây: 

Giải pháp giúp bình ổn tâm lý hiệu quả
Giải pháp giúp bình ổn tâm lý hiệu quả
  • Không tự làm tổn thương bản thân: Nếu bạn có suy nghĩ tự tử hoặc tự làm tổn thương, hãy chia sẻ với người thân hoặc tìm sự trợ giúp chuyên môn ngay lập tức.
  • Tìm sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè: Gia đình và bạn bè có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và động viên trong thời gian khó khăn. Bạn bè và người thân sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích, để bạn tìm thấy được lối thoát cho bản thân.
  • Tự chăm sóc: Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục, ngủ đủ giấc và hạn chế tiếp xúc với chất gây nghiện. Bạn nên tự biết yêu thương bản thân của mình để bảo vệ sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần và có được sự bình an trong tâm trí.
  • Học các kỹ thuật giảm stress: Thiền, yoga và các phương pháp quản lý stress có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu.
  • Tuân thủ quy trình điều trị: Nếu điều trị bằng thuốc hoặc phương pháp khác, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn của chuyên gia và không tự ý điều chỉnh hoặc ngưng thuốc một cách đột ngột.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm đến các chuyên gia, các master có thể chữa lành tâm lý bị tổn thương của bạn. Các master tại các lớp học chữa lành sẽ là người thấu hiểu và gỡ rối các nút thắt trong bạn, giúp bạn bình ổn tâm lý và nhẹ lòng hơn. 

Trên đây là các thông tin về dấu hiệu, cách khắc phục tình trạng tâm lý bất ổn hiệu quả, hy vọng bài viết của Shan Health mang đến nhiều hữu ích với bạn đọc.