Căng thẳng thần kinh mất ngủ là tình trạng ngày càng phổ biến ở nhiều lứa tuổi, đối tượng khác nhau. Nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất của người gặp phải. Hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu về tình trạng này và có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Căng thẳng thần kinh mất ngủ là gì?
Căng thẳng thần kinh mất ngủ là tình trạng căng thẳng thần kinh gây ra tình trạng mất ngủ. Vậy căng thẳng thần kinh là gì, có liên quan gì đến mất ngủ?
Căng thẳng thần kinh hay stress là phản ứng của con người đối với hoàn cảnh bất lợi và thử thách. Khi căng thẳng, cơ thể tiết các hormone kích thích hệ thần kinh giao cảm gây tăng nhịp tim, thở nhanh. Mức độ căng thẳng thích hợp được coi là động lực tích cực giúp chúng ta cố gắng hết sức, giữ tỉnh táo. Tuy nhiên nếu căng thẳng, áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần, thể chất và đặc biệt là gây nên tình trạng mất ngủ.
Theo các chuyên gia về giấc ngủ, căng thẳng và mất ngủ có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Căng thẳng thần kinh thường xuyên, kéo dài lâu ngày sẽ sản sinh ra các gốc tự do làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là não. Ngoài đóng vai trò điều khiển hoạt động chức năng của các cơ quan khác, não là cơ quan điều hòa hai trạng thái thức và ngủ. Do đó căng thẳng sẽ gây nên mất ngủ và ngược lại.
Nguyên nhân gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ, thường xuất phát từ thói quen và lối sống thiếu khoa học ở người bệnh. Sau đây là một số nguyên nhân nổi bật.
- Do suy nhược thần kinh: Căng thẳng kéo dài sẽ làm suy nhược hệ thần kinh, rối loạn giấc ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống.
- Cơ thể mệt mỏi: Tinh thần là yếu tố quyết định trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Khi tinh thần thoải mái, không căng thẳng sẽ dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn. Ngược lại nếu mệt mỏi dồn nén khiến cơ thể suy nhược đồng thời não bộ và các cơ quan khác không thể thả lỏng, làm ảnh hưởng và rối loạn giấc ngủ.
- Sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài: Điều này thường gặp ở những người làm việc văn phòng hoặc nhiều người có lối sống thiếu khoa học. Họ sử dụng máy tính, thiết bị di động thường xuyên trong nhiều giờ liên tục. Khi tiết xúc với ánh sáng trên các thiết bị này ảnh hưởng trực tiếp đến mắt gây mỏi mắt, đau đầu, căng thẳng. Tình trạng này khiến họ khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ.
Căng thẳng thần kinh gây mất ngủ kéo dài có hậu quả ra sao?
Tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ cũng như là mất ngủ vì lo lắng, suy nghĩ quá nhiều kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng:
- Mất ngủ vì lo lắng làm giảm khả năng tập trung.
- Cơ thể và thần kinh suy nhược, mệt mỏi.
- Ảnh hưởng xấu đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ như chu kỳ không đều, kinh nguyệt đổi màu,…
- Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở người thường xuyên căng thẳng mất ngủ.
- Tâm trạng thất thường, dễ bị ảnh hưởng và thay đổi cảm xúc.
- Là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm dạ dày cấp,… nếu não bộ bị căng thẳng đau đầu mất ngủ.
Những biện pháp khắc phục tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ
Căng thẳng thần kinh mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe tinh thần và thể chất. Vậy có những phương pháp nào để giảm căng thẳng để ngủ ngon? Hiện nay có nhiều biện pháp giảm căng thẳng để ngủ ngon hoặc bí quyết ngủ ngon dù căng thẳng mà bạn có thể áp dụng. Một số phương pháp được nhiều người thực hiện với hiệu quả cao và an toàn dưới đây.
Có chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin như cam, quýt, nho,… không chỉ có lợi cho cơ thể mà còn có lợi cho hệ thần kinh, giúp giải phóng những căng thẳng, lo âu gây mất ngủ.
- Sử dụng trà thảo mộc như trà tim sen, trà gừng,… giúp đem đến giấc ngủ ngon, an thần.
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cà phê, chè, rượu bia,… Vì chúng là những nguyên nhân khiến tình trạng mất ngủ, căng thẳng thần kinh trở nên nghiêm trọng hơn.
Thay đổi lối sống sinh hoạt và làm việc thích hợp
- Điều chỉnh đồng hồ sinh học phù hợp: đi ngủ và thức dậy đúng giờ (ngay cả những ngày cuối tuần), ngủ đủ giấc.
- Cân bằng thời gian làm việc, học tập trong ngày và dành ra thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.
- Luyện tập thể thao đều đặn, phù hợp sẽ giúp giải tỏa tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ và giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Giảm thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, đặc biệt là không nên sử dụng trước khi đi ngủ khoảng 1 – 2 tiếng.
Một số phương pháp khác
- Thiền: Thiền là phương pháp thực hành tâm trí và cơ thể với sự tập trung chú ý cao độ, loại bỏ những suy nghĩ, phiền muộn. Đây là phương pháp được xem như là “loại thuốc” an toàn, hữu hiệu dành cho những người mất ngủ. Bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào trước khi ngủ và có thể thực hiện vào ban đêm nếu bạn thấy mình không thể đi vào giấc ngủ.
- Tạo không gian ngủ tốt: Bạn nên đánh giá môi trường ngủ của bạn để tìm các nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh mất ngủ như quá ồn, quá sáng,… Bạn hãy tạo môi trường ngủ tốt nhất cho mình.
Lời kết
Trên đây là chia sẻ của Shan Health về tình trạng căng thẳng thần kinh mất ngủ, những nguyên nhân và ảnh hưởng của nó đối với tinh thần, thể chất. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này hãy thực hiện những biện pháp mà chúng tôi đã gợi ý ở trên để khắc phục. Trong trường hợp diễn ra tình trạng này quá dài thì bạn nên đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.