Skip to content Skip to footer

Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Rơi: Nỗi Ám Ảnh Tâm Lý Và Cách Vượt Qua Hiệu Quả

Trong xã hội hiện nay, có rất nhiều người bị mắc hội chứng ám ảnh quá khứ, hội chứng sợ bị bỏ rơi, hội chứng mệt mỏi…Các hội chứng này đều có tác động tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Cùng Shan Health tìm hiểu chi tiết về hội chứng sợ bị bỏ rơi và cách vượt qua hội chứng này trong bài viết dưới đây. 

Hội chứng sợ bị bỏ rơi là gì?

Hội chứng sợ bị bỏ rơi, hay còn gọi là hội chứng sợ đơn độc, là một dạng rối loạn lo âu đặc trưng bởi nỗi sợ hãi quá mức về việc bị bỏ rơi hoặc cô đơn. Những người mắc hội chứng này thường trải qua sự lo âu, căng thẳng và có thể gặp các vấn đề như rối loạn lo âu xã hội, căng thẳng sau chấn thương, hoặc trầm cảm.

Hội chứng sợ bị bỏ rơi là gì?
Hội chứng sợ bị bỏ rơi là gì?

Hội chứng này dễ bị nhầm lẫn với các rối loạn lo âu chia ly và các dạng ám ảnh khác. Nguyên nhân chính xác của hội chứng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nếu được nhận diện và điều trị sớm, người bệnh có thể kiểm soát nỗi sợ và cải thiện chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân khiến bạn bị mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi

Monophobia, hay còn gọi là hội chứng sợ bị bỏ rơi, sợ đơn độc, có nguyên nhân phức tạp và đa dạng, bao gồm ba yếu tố chính: Sinh học, môi trường, và di truyền. Các nguyên nhân phổ biến có thể được phân loại như sau:

Nguyên nhân khiến bạn bị mắc hội chứng bị bỏ rơi
Nguyên nhân khiến bạn bị mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi

Yếu tố sinh học: Một số rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh, rối loạn lo âu xã hội, và PTSD có thể đồng mắc hoặc liên quan đến Monophobia.

Yếu tố môi trường

  • Môi trường không an toàn: Sống trong khu vực có tội phạm cao hoặc trong gia đình bạo lực có thể góp phần vào sự phát triển của Monophobia.
  • Môi trường gia đình: Một gia đình quá bảo bọc, không khuyến khích sự độc lập, có thể dẫn đến sự hoang mang khi phải ở một mình.
  • Sự phụ thuộc mạnh mẽ: Phụ thuộc quá mức vào người khác trong mối quan hệ có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi.
  • Sự mất mát quan trọng: Mất người thân yêu, bạn bè hoặc đối tác quan trọng có thể góp phần vào sự phát triển của Monophobia.
  • Cô đơn dài hạn: Trải qua thời gian dài cô đơn hoặc thiếu mối quan hệ xã hội có thể dẫn đến hội chứng này.
  • Xâm phạm cá nhân: Trải qua sự xâm hại, quấy rối, hoặc bạo lực có thể tạo ra nỗi sợ khi không có sự an toàn của người khác.
  • Chia ly, cô lập: Hội chứng sợ bị bỏ rơi có thể là do bạn đã từng trải qua sự chia ly hoặc biệt lập xã hội như di cư hay ly hôn có thể làm tăng cảm giác sợ hãi khi ở một mình.

Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Monophobia. Các nghiên cứu cho thấy những người mang các gen liên quan đến lo lắng và dễ bị căng thẳng, chẳng hạn như gen RB FOX1, có nguy cơ cao mắc Monophobia. Điều này giải thích tại sao những người mắc hội chứng này thường có cha mẹ hoặc anh chị em cũng bị sợ cô đơn hoặc các rối loạn lo âu, ám ảnh cưỡng chế khác.

Dấu hiệu cho thắc bạn đang bị mắc hội chứng bị bỏ rơi

Hội chứng sợ bị bỏ rơi là tình trạng lo sợ và ám ảnh quá mức về việc bị cô lập. Những người mắc hội chứng này thường không sống đúng với bản thân vì lo sợ bị ghét bỏ, dẫn đến mối quan hệ không bền vững. Các biểu hiện bao gồm: 

  • Lo lắng quá mức, cảm giác buồn nôn, chóng mặt, ngất xỉu khi ở một mình và hoảng loạn trong các tình huống cô lập. 
  • Họ cũng thường cảm thấy tách biệt trong cộng đồng, lo lắng về điều tồi tệ sẽ xảy ra khi ở một mình, và dù cố gắng hòa đồng, bên trong vẫn tồn tại nỗi sợ sâu sắc. 
  • Các triệu chứng vật lý như khó thở, đổ mồ hôi, và cảm giác cô đơn kéo dài cũng thường xuyên xuất hiện.

Cách vượt qua hội chứng sợ bị bỏ rơi hiệu quả

Mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi khiến bạn dễ phụ thuộc vào người khác, để vượt qua hội chứng này, bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:

Cách vượt qua hội chứng bị bỏ rơi hiệu quả
Cách vượt qua hội chứng sợ bị bỏ rơi hiệu quả
  • Ngừng tự dằn vặt bản thân: Nhận ra rằng bạn không phải là nguyên nhân của hội chứng này và cần yêu thương bản thân mà không tự trách móc.
  • Chấp nhận nỗi sợ: Thay vì lẩn tránh, hãy chấp nhận và đối mặt với nỗi sợ bằng các phương pháp như hít thở sâu, thiền, và trò chuyện với người thân.
  • Biến nỗi sợ thành động lực: Sử dụng nỗi sợ để thúc đẩy bản thân trưởng thành, tự lập và tự tin hơn, mở rộng mối quan hệ và cuộc sống.
  • Làm chủ cảm xúc: Thực hành kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc, không để nỗi sợ lấn át, bằng cách nhận diện và điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.
  • Viết nhật ký: Ghi lại suy nghĩ và cảm xúc trong nhật ký để giải tỏa và hiểu rõ hơn về bản thân, giúp xử lý cảm xúc tiêu cực hiệu quả.
  • Nghe chuông xoay và thiền định: Bạn có thể tập thiền cùng chuông xoay để tịnh tâm, thu hút năng lượng tốt. Âm thanh của chuông có thể đánh bay những suy nghĩ tiêu cực trong bạn, giúp bạn kiểm soát cảm xúc, tâm trạng, giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi của mình. 

Khi bị mắc hội chứng sợ bị bỏ rơi, bạn nên tìm hiểu nguyên nhân và chủ động tìm cách vượt qua. Hãy tự làm chủ cuộc sống, không phụ thuộc vào người khác, như vậy bạn mới có thể tự mình bước đến thành công của mình.