Skip to content Skip to footer

Các Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Nghiện Công Việc Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Nghiện công việc là một hội chứng thường gặp ở nhiều người từ thế hệ gen Z đến các thế hệ trước. Đây là hội chứng sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần nếu bạn không sớm thoát khỏi nó. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu và biện pháp cai nghiện công việc qua bài viết sau đây. 

Hội chứng nghiện công việc là gì?

Nghiện công việc là một thuật ngữ dùng để chỉ những người tham công tiếc việc. Họ được nhận xét là một người chăm chỉ và tích cực nhưng thực tế họ lại khó thoát khỏi khối lượng công việc hàng ngày. 

Hội chứng nghiện công việc là gì?
Hội chứng nghiện công việc là gì?

Những người nghiện việc thường khó dung hòa được các khía cạnh khác trong cuộc sống như gia đình, tình yêu, bạn bè, thời gian để nghỉ ngơi…Làm việc nhiều có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đặc biệt là dễ bị stress công việc

Dấu hiệu cho thấy bạn là một người nghiện công việc

Những người nghiện công việc không thừa nhận điều đó, chỉ có người khác nhìn vào mới biết bạn có nghiện việc hay không. Dưới đây là một vài dấu hiệu cho thấy bạn là một người nghiện công việc:

Dấu hiệu cho thấy bạn là một người nghiện công việc
Dấu hiệu cho thấy bạn là một người nghiện công việc
  • Bạn thường xuyên mang công việc ở cơ quan, công ty về nhà để làm
  • Bạn thường xuyên ở lại văn phòng muộn hơn so với người khác
  • Bạn liên tục kiểm tra email, tin nhắn công việc khi ở nhà và đã hết giờ làm việc tại cơ quan. 

Ngoài ra, để biết bản thân có nghiện việc hay không, bạn hãy tự trả lời cho mình một số câu hỏi sau đây:

  • Bạn có tìm cách để thêm nhiều thời gian hơn dành cho công việc của mình không?
  • Bạn có dành nhiều thời gian cho công việc hơn so với dự định ban đầu của mình?
  • Bạn thường làm việc để giảm cảm giác lo lắng, bất lực và trầm cảm?
  • Bạn có được người khác yêu cầu giảm bớt lượng công việc không?
  • Bạn có trở nên căng thẳng nếu không được làm việc hay không? 
  • Bạn đã từng từ bỏ sở thích, thói quen tập thể dục và hoạt động giải trí vì công việc của mình quá bận rộn hay chưa?
  • Bạn có làm việc nhiều đến mức ảnh hưởng đến sức khỏe hay chưa?

Nếu câu trả lời của bạn là “luôn luôn” hay “thường xuyên” từ 4/7 câu hỏi thì chứng tỏ bạn là một người nghiện công việc. 

Bí quyết giúp bạn điều chỉnh và cải thiện tình trạng nghiện công việc

Bạn có thể khắc phục chứng nghiện công việc thông qua các cách sau đây:

Dành thời gian nghỉ ngơi

Tốt hơn hết là bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, có như vậy thì bạn mới không vùi đầu vào công việc được. Hãy nghỉ ngơi và thư giãn, dọn dẹp tâm trí để bản thân cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất. 

Dành thời gian nghỉ ngơi
Dành thời gian nghỉ ngơi

Bạn có thể viết nhật ký, tập thể dục, nghe nhạc chữa lành, thiền định, yoga, thực hành chánh niệm hay có thể đi mua sắm để thư giãn đầu óc. Cách này giúp bạn vui vẻ hơn, cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày. Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi và giải trí thì bạn sẽ không tốn thời gian vào công việc của mình. 

Kết nối với bạn bè và người thân

Hãy liên hệ với bạn bè và người thân, có những cuộc gặp gỡ với người thân để tâm sự, hàn huyên và xây dựng mối quan hệ với mọi người. Gặp gỡ mọi người cũng là cách để bạn trải bày những nỗi lòng của mình và nhận thêm nhiều ý kiến, lời khuyên từ mọi người. 

Kết nối với bạn bè, người thân sẽ giúp bạn thoát khỏi khối lượng công việc đang chồng chất. Thay vì làm việc quá sức thì bạn nên đi gặp gỡ và trò chuyện cùng mọi người để có thêm niềm vui cho bản thân. 

Sắp xếp lại lịch sinh hoạt cho khoa học

Những người nghiện công việc thường có thời gian sinh hoạt không tốt, cho nên bạn nên sắp xếp lại lịch sinh hoạt của mình. Ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, cố gắng giải quyết công việc tại cơ quan để có thời gian thư giãn sau giờ làm. 

Sắp xếp lại lịch sinh hoạt cho khoa học
Sắp xếp lại lịch sinh hoạt cho khoa học

Đặt thời gian dừng làm việc và tuân thủ 

Bạn cần đặt thời gian dừng làm việc để có thể nghỉ ngơi kịp lúc. Chẳng hạn như bạn nên đặt giờ làm việc tới 17h00 thì tới đó đồng hồ sẽ báo cho bạn rằng bạn cần nghỉ ngơi và thư giãn. 

Đối với những người nghiện công việc thì việc này có thể tương đối khó khăn, tuy nhiên bạn cứ cố gắng kiên trì thì sẽ thành công thôi. 

Nhờ đến bác sĩ tâm lý

Nghiện việc quá nhiều cũng ảnh hưởng nhiều đến tâm lý. Những người đã từng bị tổn thương tâm lý, sang chấn tâm lý thường vùi vào công việc để với đi nỗi buồn của mình. Việc này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tinh thần của họ. 

Vì thế, những người nghiện việc nên đến các bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ và khắc phục tình trạng này hiệu quả. Các bác sĩ có thể giúp bạn gỡ rối được nút thắt trong lòng, giúp bạn thoải mái và dễ chịu hơn. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể kê cho bạn một vài loại thuốc bổ não, thuốc giảm đau đầu để bạn có thể sử dụng khi cần. 

Nghiện công việc nhìn qua có vẻ không nguy hiểm nhưng lại có ảnh hưởng không tốt với những người nghiện việc. Vì thế bạn nên khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Hy vọng thông tin mà shanhealth.vn chia sẻ mang đến hữu ích với bạn đọc.