Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các thiết bị điện thoại di động liên tục được cải tiến trở nên thông minh hơn, đa nhiệm hơn, đáp ứng được rất nhiều nhu cầu khác nhau của người dùng chỉ với một vài thao tác đơn giản. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại và việc người dùng lạm dụng quá mức cần thiết cũng tồn tại những mặt trái, những điều tiêu cực khiến cho nhiều người rơi vào trạng thái lo âu, hoảng loạn khi thiếu điện thoại. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng với Shan Health tìm hiểu kỹ hơn về Nomophobia là gì, một số dấu hiệu nhận biết và một số cách để khắc phục nỗi sợ khi thiếu điện thoại.
Nomophobia là gì?
Nomophobia là từ được ghép lại bởi cụm từ “no mobile phone phobia” thường được sử dụng để chỉ về hội chứng lo sợ khi không có điện thoại bên người.
Vào năm 2008, nột nghiên cứu được thực hiện tại Anh đã cho thấy đã có đến gần 53% người sử dụng điện thoại di động ở quốc gia này cảm thấy thật sự lo lắng, bất an khi không có điện thoại bên cạnh hoặc điện thoại không có mạng.
Cũng trong một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2020 bởi tạp chí Journal cho thấy, trong số 327 sinh viên tham gia khảo sát thì có đến gần 90% mắc hội chứng Nomophobia.
Lý do nhiều người mắc phải hội chứng Nomophobia
Điện thoại di động là thiết bị giúp ta dễ dàng liên hệ với mọi người một cách nhanh chóng và rất thuận tiện. Tuy nhiên, ngoài những tiện ích mang đến, người dùng cũng dễ dàng bị xao nhãng bởi các ứng dụng tiện ích khác trên điện thoại. Một số nguyên nhân cụ thể gây nên tình trạng Nomophobia như:
- Do tính chất công việc cần thường xuyên check tin nhắn, email công việc khiến việc cầm điện thoại mọi lúc, mọi nơi trở thành thói quen.
- Bị các ứng dụng mạng xã hội hấp dẫn khiến cho thời gian sử dụng điện thoại để online tăng lên, ngay cả khi không biết lướt để làm gì.
- Do người dùng quá quan tâm đến các thông báo, lượt thích, lượt bình luận của người khác về các nội dung mình đăng lên mạng…
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải Nomophobia
Những người mắc hội chứng lo sợ khi không có điện thoại thường có một số dấu hiệu rất dễ để nhận biết như:
- Thường xuyên kiểm tra email, thông báo trên điện thoại một cách vô thức không kiểm soát.
- Cảm thấy lo lắng, căng thẳng khi không có điện thoại bên cạnh hoặc điện thoại bị hết pin, không có mạng.
- Dành quá nhiều thời gian cho việc lướt điện thoại, để tâm nhiều đến các trang mạng xã hội thay vì cuộc sống thực.
- Mang theo điện thoại mọi lúc, mọi nơi.
- Thời gian dành cho các mối quan hệ xung quanh ít đi.
- Giấc ngủ thường xuyên bị gián đoạn, ngủ không sâu giấc.
- Thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày và lướt điện thoại mọi lúc, mọi nơi. Các thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, kém khoa học.
Một vài cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thiếu điện thoại – Nomophobia
Để hạn chế sự phụ thuộc vào điện thoại di động, cân bằng lại cuộc sống, bạn đọc có thể tham khảo một số cách Digital detox sau:
Ngưng sử dụng các trang mạng xã hội
Phần lớn số người mắc phải hội chứng lo sợ khi không có điện thoại đều là người trẻ, có sử dụng các trang mạng xã hội và giành rất nhiều thời gian để online mỗi ngày. Vì vậy, việc tạm ngưng sử dụng mạng xã hội bằng cách xóa chúng khỏi điện thoại một thời gian là cách tốt nhất để bạn giảm dần sự chú ý của mình vào điện thoại.
Với cách này, bạn có thể cảm thấy bứt rứt, khó chịu trong thời gian đầu khi không có gì để làm trên điện thoại khi rảnh tay. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1 tuần bạn sẽ dần quen và bắt đầu cảm thấy việc không dùng mạng xã hội cũng không phải là vấn đề lớn.
Tự đặt ra giới hạn thời gian online mỗi ngày
Nếu không muốn xóa các trang mạng xã hội khỏi điện thoại, bạn cũng có thể xem xét cách giới hạn thời gian online của bản thân. Tuy nhiên, cách này chỉ thực sự hiệu quả đối với những người có tính kỷ luật cao, tuân thủ đúng thời gian đã đặt ra mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tắt thông báo của các ứng dụng trên điện thoại
Một cách khác để hạn chế tình trạng bị các thông báo trên điện thoại làm mất tập trung, thu hút bạn cầm điện thoại lên để xem thông báo là tắt chế độ thông báo trên các ứng dụng đi.
Như vậy, chỉ khi bạn chủ động kiểm tra, nếu không sẽ không có ứng dụng nào làm phiền được đến bạn ngay cả khi điện thoại bạn đang kết nối mạng.
Tắt mạng và để điện thoại xa tầm với khi đi ngủ
Để giấc ngủ không bị gián đoạn bởi các thông báo tin nhắn, email, các trang mạng xã hội. Trước khi đi ngủ bạn nên tắt wifi, bật chế độ im lặng và để điện thoại ở xa tầm với. Như vậy sẽ hạn chế được tình trạng bạn tiện tay với lấy điện thoại sử dụng gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Lời kết
Với những thông tin Shan Health vừa chia sẻ trong bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm về hội chứng Nomophobia là gì, nguyên nhân biểu hiện và một vài cách để khắc phục hiện quả. Mong rằng chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích với bạn đọc.