Skip to content Skip to footer

Rối Loạn Giấc Ngủ Không Thực Tổn: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tinh thần và sự minh mẫn của mỗi người. Do vậy, khi gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bạn cần nhanh chóng tìm hiểu, xác định nguyên nhân và đưa ra hướng khắc phục kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, nguyên nhân và một số cách khắc phục, cải thiện trong bài chia sẻ dưới đây của Shan Health. 

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là tình trạng khó đi vào giấc, giấc ngủ ngắn, ngủ không sâu, thức giấc giữa chừng,… Những triệu chứng trên diễn ra kéo dài sẽ khiến cho cơ thể rơi vào trạng thái lờ đờ mệt mỏi, căng thẳng, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. 

Tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thường xảy ra phổ biến với những người làm việc ca đêm, thời gian ngủ không cố định và thường kèm theo đó là nhiều loại rối loạn khác như: Rối loạn lo âu và trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, rối loạn cảm xúc…

rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn giấc ngủ không thực tổn là gì?

Nguyên nhân nào gây ra chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn? 

Tình trạng rối loạn không thực tổn xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, trong đó một số nguyên nhân phổ biến nhất như: 

  • Do tình trạng sức khỏe: Các bệnh lý về tim mạch, hô hấp, nội tiết tác động trực tiếp đến giấc ngủ và gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ ở nhiều người.
  • Do tâm lý bị căng thẳng: Tình trạng tâm lý bị căng thẳng, mệt mỏi, stress do học tập, công việc và những áp lực của cuộc sống cũng là một trong số những nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người rơi vào tình trạng bị rối loạn giấc ngủ.
  • Do môi trường sống: Môi trường sống không đảm bảo, bị ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm ánh sáng, thiếu ánh nắng mặt trời hay thường xuyên thay đổi chỗ ở cũng là những nguyên nhân gây nên chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. 

Một số loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn phổ biến

Tổng hợp một vài loại rối loạn giấc ngủ không thực tổn phổ biến, nhiều người gặp phải. 

Mất ngủ không thực tổn

Mất ngủ không thực tổn
Mất ngủ không thực tổn

Mất ngủ không thực tổn biểu hiện với các triệu chứng như: Khó vào giấc, giấc ngủ ngắn, thường xuyên bị thức giấc giữa chừng và khó ngủ lại sau khi thức giấc,…những người bị mất ngủ không thực tổn thường có tổng giấc ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày. 

Ngủ nhiều không thực tổn

Là tình trạng mà dù ngủ rất nhiều, ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày nhưng vẫn có cảm giác không đủ hoặc người ngủ khó bị đánh thức. Những người gặp phải tình trạng ngủ nhiều không thực tổn cơ thể sẽ luôn trong trạng thái mệt mỏi, khả năng tập trung kém, khả năng tư duy giảm. 

Hoảng sợ khi ngủ

Những người bị hoảng sợ khi ngủ thường có các biểu hiện la hét, vung tay, vung chân, nhịp tim đập nhanh, đổ mồ hôi,… trong khi ngủ. Thông thường những người bị hoảng sợ trong khi ngủ sẽ không nhớ được gì khi thức dậy.

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Tình trạng rối loạn nhịp thức – ngủ thường xảy ra ở những người làm việc ca đêm hoặc những người có công việc thường xuyên bị chênh lệch múi giờ. Chính tính chất công việc là nguyên nhân gây nên chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn.

rối loạn giấc ngủ không thực tổn
Rối loạn nhịp ngủ

Các phương pháp khắc phục chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục, cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, bạn đọc có thể tham khảo qua và thử nghiệm để chọn được phương pháp phù hợp, cải thiện tình trạng rối loạn. 

Cải thiện, nâng cao chất lượng giấc ngủ

Một vài cách giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả như: 

  • Tạo không gian ngủ thoải mái, không bị làm phiền bởi tiếng ồn, không bị ô nhiễm ánh sáng sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn. 
  • Không sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế ngủ buổi chiều để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ chính. 
  • Tắt các thiết bị điện tử trước khi ngủ, tắt thông báo trên điện thoại.
  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ với liệu pháp âm thanh, nghe những âm thanh từ tự nhiên, nghe tiếng chuông xoay himalaya, nghe những giai điệu nhẹ nhàng, lãng mạng sẽ giúp tinh thần được thư giãn và có một giấc ngủ ngon.

Tập thể dục thể thao

Việc tập luyện thể dục thể thao giúp cho cơ thể trở nên khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Trong quá trình vận động, cơ thể sẽ tiết ra hoocmon giúp cho tinh thần trở nên vui vẻ, phấn chấn, tích cực, giúp bạn loại bỏ được những lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi trong tâm trí. Điều này rất có lợi trong việc khắc phục, cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. 

Tập thể dục thể thao
Tập thể dục thể thao

Ngoài ra, khi vận động nhiều, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi nên sẽ dễ chìm vào giấc ngủ, ngủ sâu giấc và ít bị thức giữa chừng. Chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn sẽ nhanh chóng được cải thiện và biến mất khi bạn duy trì được lối sống lành mạnh này. 

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Ngoài tập luyện thể dục thể thao thì việc điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cũng là một phương pháp được áp dụng rất phổ biến nhằm cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. 

Cơ thể thường gặp tình trạng khó ngủ khi đói bụng hoặc bị thiếu hụt dưỡng chất, vì vậy việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và cải thiện được phần nào chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn. 

Thiền định

Tâm lý bị căng thẳng, stress là một trong số những nguyên nhân chính gây nên tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, do đó thiền định là một phương pháp phù hợp để áp dụng nhằm cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Thiền định
Thiền định cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn

Khi thiền định, thân – tâm – trí của bạn tập trung tuyệt đối vào hơi thở, nhờ đó những cảm xúc căng thẳng, áp lực được xoa dịu và giảm bớt. Khi tâm trí không còn bị căng thẳng, stress thì giấc ngủ của bạn cũng sẽ được cải thiện, tình trạng rối loạn giấc ngủ không thực tổn thuyên giảm đáng kể. 

Mong rằng qua những thông tin chi tiết về chứng rối loạn giấc ngủ không thực tổn Shan Health chia sẻ trong bài viết trên sẽ có ích với bạn đọc. Chúc bạn tìm được phương pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe.