Skip to content Skip to footer

Stress Ở Sinh Viên – Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Khắc Phục

Stress là tình trạng thường gặp ở những người đi làm và thậm chí là ở những bạn đang đi học cao đẳng, đại học. Stress ở sinh viên khá phổ biến, các bạn sinh viên vừa phải đối mặt với vấn đề học tập, vừa phải đối mặt với vấn đề tài chính và môi trường sống nên bị stress là điều không tránh khỏi. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách giảm stress ở sinh viên hiệu quả trong bài viết dưới đây. 

Sinh viên bị stress là do đâu?

Stress ở sinh viên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là từ việc học, môi trường sống, các mối quan hệ xung quanh…Một số nguyên nhân chính dẫn đến tính trạng bị stress của các bạn sinh viên như sau:

Stress từ áp lực của ngành học

Áp lực từ vấn đề học tập là nguyên nhân chính khiến cho nhiều bạn sinh viên bị stress. Với khối lượng bài tập quá nhiều và khó làm cho nhiều bạn trở nên căng thẳng, khó giải được bài toán trên và dẫn đến stress.

Stress từ áp lực của ngành học
Stress từ áp lực của ngành học

Bên cạnh đó, việc chọn sai ngành học cũng là nguyên nhân gây ra stress ở sinh viên. Nếu bạn chọn sai ngành học từ ban đầu thì các môn học của ngành sẽ rất khó hiểu, điểm của bạn cứ thế bị thấp dần, bảng điểm xấu và các bạn sinh viên thường bị stress và mông lung, không có định hướng rõ ràng.

Áp lực từ tài chính

Tài chính chi trả cho học phí, sinh hoạt quá lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng stress ở sinh viên. Việc học tập đã khó khăn thêm áp lực từ tài chính khiến nhiều bạn sinh viên dễ bị rơi vào tình trạng quá tải, lo lắng nhiều và stress. 

Áp lực từ các mối quan hệ xung quanh

Đời sống sinh viên phức tạp hơn so với học sinh vì họ phải sống chung với bạn bè thay vì gia đình. Giai đoạn đại học là thời điểm lý tưởng để yêu đương, nhưng cả hai đối tác thường chưa ổn định về tài chính và kinh nghiệm sống. Mâu thuẫn trong mối quan hệ là nguồn gốc của stress và cảm xúc tiêu cực, cả trong tình yêu và mối quan hệ xã hội khác. Stress cũng có thể xuất phát từ mâu thuẫn trong học tập và làm việc nhóm. Thiếu sự hỗ trợ từ gia đình khiến sinh viên phải đối mặt với stress mà không có người chia sẻ hay thấu hiểu.

Khó thích nghi với môi trường sống mới

Sinh viên năm nhất thường gặp khó khăn trong việc thích nghi với môi trường đại học khác biệt so với cấp 3. Những người có tính cách hoạt bát và kỹ năng giao tiếp tốt dễ dàng hòa nhập, trong khi những người nhút nhát, hướng nội có thể gặp khó khăn. Sinh viên cần tự chủ động cập nhật thông tin để thích nghi với lịch học và các chương trình khoa, đoàn hội. Khó thích nghi và ít mối quan hệ có thể gây phiền toái cho sinh viên trong giai đoạn đầu của đại học.

Biểu hiện stress ở sinh viên phổ biến nhất

Stress ở sinh viên có nhiều mức độ, các mức độ này sẽ có các biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

Biểu hiện stress ở sinh viên phổ biến nhất
Biểu hiện stress ở sinh viên phổ biến nhất
  • Tâm trạng trở nên nhạy cảm và không ổn định.
  • Tính tình khó chịu, dễ cáu gắt với mọi người
  • Thấy uể oải khi học tập
  • Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và mất hứng thú với các môn học
  • Hay tiêu cực và bi quan
  • Khó ngủ, hay chập chờn khi ngủ
  • Thói quen ăn uống dễ bị thay đổi
  • Tâm trạng trở nên lo lắng quá mức, hay bị rối loạn lo âu
  • Thường dùng đến các sản phẩm như rượu bia để giải tỏa căng thẳng
  • Ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Cách khắc phục stress ở sinh viên hiệu quả

Cách khắc phục tình trạng stress ở sinh hiệu có rất nhiều, hiệu quả nhất là các phương pháp sau đây:

Cách khắc phục stress ở sinh viên hiệu quả
Cách khắc phục stress ở sinh viên hiệu quả

Xây dựng và mở rộng các mối quan hệ

Thay vì tự ti thì trong quá trình học tập, bạn nên trò chuyện với bạn bè xung quanh nhiều hơn để kết giao thêm với nhiều người bạn mới. Việc này không chỉ giúp bạn có thêm niềm vui, mà đôi khi trong các vấn đề học tập, những người bạn đó sẽ hỗ trợ bạn học tốt hơn.

Cân đối thời gian và lên kế hoạch học tập hợp lý

Đối với sinh viên năm nhất thì bạn nên biết cách tận dụng thời gian, lên kế hoạch học tập hợp. Trong buổi học, bạn nên tập trung nghe giảng để dễ hiểu bài, về nhà bạn có thể dành thêm một chút thời gian để ôn lại bài, củng cố kiến thức cho bản thân. 

Việc này giúp bạn hiểu bài nhanh chóng, hạn chế được tình trạng áp lực từ các môn học, nếu có vấn đề gì không hiểu bạn cứ hỏi giáo viên để được giải đáp. Chủ động lập kế hoạch học tập tốt là cách giúp giảm stress ở sinh viên hiệu quả.

Thiền định và yoga

Thiền và yoga có thể giúp cải thiện sức khỏe thể chất cũng như nâng cao sức khỏe tinh thần. Thiền giúp thanh lọc tâm trí, tốt cho trí nào, yoga giúp bạn khỏe khoắn và dẻo dai hơn. Bạn cũng có thể kết hợp thiền cùng chuông xoay để nâng cao hiệu quả giảm stress cho bản thân.

Trên đây là các thông tin về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách khắc phục stress ở sinh viên. Mong rằng qua bài viết của Shan Health, bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích.