Âm nhạc là liều thuốc hữu hiệu cho tinh thần, giúp kiểm soát căng thẳng mệt mỏi, kích thích não bộ, cải thiện trí nhớ, ổn định nhịp tim,… Chính vì vậy nhiều người thường có thói quen vừa ngủ vừa nghe nhạc để tinh thần thoải mái, dễ vào giấc. Vậy thói quen nghe nhạc khi ngủ có tốt không? Có lợi ích hay tác hại gì? Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Shan Health tìm hiểu chi tiết nhé.
Nghe nhạc khi ngủ có tốt không?
Việc nghe nhạc khi ngủ có tác dụng tốt đối với sức khỏe tinh thần, thể chất. Một số tác dụng tốt của âm nhạc đối với giấc ngủ như:
Âm nhạc giúp tinh thần thư giãn, dễ vào giấc
Những giai điệu nhẹ nhàng, du dương của âm nhạc là liều thuốc rất hiệu quả để đưa bạn vào giấc ngủ. Khi nghe nhạc, tinh thần của bạn được thư giãn sau một ngày học tập, làm việc căng thẳng. Khi không còn điều gì gây cản trở, giấc ngủ sẽ đến dễ dàng hơn. Chất lượng giấc ngủ cũng cao hơn.
Nghe nhạc khi ngủ giúp cải thiện trí nhớ
Ngoài việc giúp bạn dễ ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ thì việc nghe nhạc cũng giúp cải thiện trí nhớ. Khi bạn có một giấc ngủ ngon, sâu giấc thì khi thức dậy, cả tinh thần lẫn thể chất đều rất thoải mái nhờ được phục hồi năng lượng trong lúc ngủ. Do đó khả năng tập trung, ghi nhớ thông tin của bạn sẽ tốt hơn, công việc, việc học cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Nghe nhạc có tác dụng phòng ngừa bệnh tật
Âm nhạc nhẹ nhàng có tác dụng giúp điều hòa nhịp tim, giữ cho hơi thở đều đặn. Điều này góp phần giúp giảm thiểu nguy cơ đau tim và nguy cơ bị đột quỵ lên đến 45%. Các loại nhạc nhẹ nhàng, du dương, nhạc thiền kết hợp với âm thanh của chuông xoay tây tạng là một lựa chọn lý tưởng.
Một số tác hại của việc nghe nhạc khi ngủ
Mặc dù âm nhạc có nhiều lợi ích với sức khỏe tinh thần và thể chất, tuy nhiên việc nghe nhạc khi ngủ cũng tồn tại một số rủi ro như:
Gây suy giảm thính lực
Nghe nhạc là thói quen của rất nhiều người khi làm việc, lái xe, học bài,… để cải thiện khả năng tập trung, chống buồn ngủ. Và việc nghe nhạc bằng tai nghe liên tục trong thời gian dài, ngay cả trong lúc ngủ sẽ làm tai bị quá tải, điều này làm tăng nguy cơ bị giảm thính lực. Một số triệu chứng nhận biết tai bị quá tải, nên cho tai có thời gian nghỉ ngơi là đôi khi nghe không rõ, âm thanh nghe ngủ hoặc bị ù tai,…
Gây mộng mị khi ngủ
Việc nghe nhạc liên tục trong suốt giấc ngủ có thể làm bạn bị mộng mị liên tục. Đặc biệt là với những người có giấc ngủ không sâu. Điều này diễn ra vì khi nghe nhạc, não bộ của bạn sẽ phải hoạt động liên tục, không được nghỉ ngơi. Đặc biệt là với những bản nhạc tiết tấu dồn dập, mạnh mẽ.
Nguy cơ tai bị hoại tử
Thường xuyên đeo tai nghe khi ngủ cũng làm tăng nguy cơ tai bị hoại tử khi máu và oxy không thể tiếp cận với một vài bộ phận tai do tai nghe ngăn cản. Khi một phần nào đó của tai không được bơm máu và oxy trong một thời gian nhất định thì tai sẽ bị hoại tử.
Do vậy, khi dùng tai nghe để nghe nhạc khi ngủ, bạn cần chú ý đến tư thế nằm. Tránh nằm đè lên tai nghe trong thời gian dài để hạn chế nguy cơ này. Trường hợp cảm thấy tai có bất kỳ sự khác lạ nào, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn, thăm khám kịp thời.
Nguy hiểm khi dây tai nghe siết vào cổ
Nghe nhạc khi ngủ với các loại tai nghe có dây bạn có nguy cơ bị dây tai nghe siết vào cổ gây khó khăn cho việc hô hấp. Một số trường hợp còn gây nguy hiểm. Do vậy, nếu bạn có thói quen vừa ngủ vừa nghe nhạc thì hãy cân nhắc chuyển sang dùng các loại tai nghe không dây.
Một số lưu ý cho người có thói quen nghe nhạc khi ngủ
Nếu là người dễ ngủ, giấc ngủ sâu và không bị ảnh hưởng bởi âm nhạc khi ngủ. Vậy hãy tham khảo một vài điều cần lưu ý dưới đây để hạn chế tối đa nguy cơ gây nguy hiểm của việc đeo tai nghe nghe nhạc khi ngủ.
- Điều chỉnh âm lượng về mức nhỏ nhất có thể để tránh gây hại cho thính giác.
- Có thể dùng tai nghe chụp tai thay thế cho tai nghe nhét tai để tránh làm tai bị đau.
- Tốt nhất nên cài đặt chế độ hẹn giờ tắt nhạc sau khoảng 30 – 60 phút. Âm nhạc sẽ giúp bạn chìm sâu vào giấc dễ hơn, và việc tự động tắt khi bạn đã ngủ sẽ hạn chế gây mộng mị khi ngủ.
- Đối với những người có các bệnh liên quan đến tai, có thể chọn nghe nhạc bằng loa ngoài để tránh gây tác động đến tai.
Bài viết trên đây, Shan Health vừa chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin chi tiết về việc vừa ngủ vừa nghe nhạc. Qua đó giải đáp thắc mắc nghe nhạc khi ngủ có tốt không và biết được những lợi ích, tác hại của thói quen nghe nhạc khi ngủ. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ có ích với bạn đọc.