Skip to content Skip to footer

Đa Cảm Xúc Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp Điều Trị

Trạng thái đa cảm xúc – liên tục trải qua nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau chỉ trong một thời gian ngắn không chỉ làm bản thân bị mất phương hướng cảm xúc. Nó còn gây ra nhiều tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ xung quanh. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Shan Health tìm hiểu cụ thể về tình trạng đa cảm xúc là gì, những nguyên nhân gây ra đa cảm xúc, cách để nhận biết và các phương pháp điều trị, kiểm soát cảm xúc hiệu quả.

Đa cảm xúc là gì?

Đa cảm xúc là một trạng thái mà một người sẽ trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ buồn, vui, nóng giận, lo lắng, sợ hãi một cách rất đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Và điều này diễn ra tự nhiên không có lý do.

Việc thay đổi cảm xúc liên tục như vậy nếu không thể kiểm soát được sẽ là nguyên nhân gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, cuộc sống và những mối quan hệ xã hội.

Đa cảm xúc là gì?
Đa cảm xúc là gì?

Những nguyên nhân chính dẫn đến trạng thái tâm lý đa cảm xúc

Có nhiều yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đa cảm xúc. Trong đó những yếu tố chính bao gồm:

  • Do yếu tố sinh học: Việc bị thiếu hoặc dư thừa serotonin và dopamine – chất dẫn truyền thần kinh được xem là nguyên nhân về mặt sinh học gây ra trạng thái đa cảm xúc.
  • Do di truyền: Đa cảm xúc cũng có thể xuất hiện ở những người trong gia đình có người có tiền sử mắc các chứng bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc, rối loạn lưỡng cực,…
  • Do môi trường sống: Môi trường sống, những mất mát về mặt tinh thần trong cuộc sống cũng là một yếu tố có thể là nguyên nhân thúc đẩy, dẫn đến tình trạng đa cảm xúc ở một người.
  • Do tác động của các mối quan hệ xã hội: Áp lực từ công việc, học tập hay tổn thương do các mối quan hệ trong xã hội cũng là yếu tố được cho là có khả năng gây ra chứng đa cảm xúc.

Một số triệu chứng nhận biết của tình trạng đa cảm xúc

Trạng thái đa cảm xúc có nhiều triệu chứng khác nhau để có thể nhận biết. Dưới đây là một vài biểu hiện cụ thể nhất để bạn nhận biết bản thân, hay những người xung quanh có đang rơi vào tình trạng đa cảm xúc hay không.

Một số triệu chứng nhận biết của tình trạng đa cảm xúc
Một số triệu chứng nhận biết của tình trạng đa cảm xúc
  • Tâm trạng thường xuyên thay đổi một cách đột ngột từ vui vẻ, hào hứng sang buồn phiền, u ám hay tức giận mà không có lý do cụ thể.
  • Cảm xúc ở những người đa cảm xúc thường rất mạnh mẽ và khó kiểm soát. Tâm trạng của những người này cũng rất dễ bị tác động, dù là chuyện rất nhỏ.
  • Người đa cảm xúc đa phần đều rất nhạy cảm nên thường bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như: Lời nói của người khác, sự thay đổi môi trường,…
  • Tâm trạng của những người đa cảm xúc thường khó kiểm soát. Phản ứng của họ đối với mọi chuyện thường mạnh mẽ hơn những người bình thường.

Đa cảm xúc tác động như thế nào đến cuộc sống

Tình trạng đa cảm xúc gây ra khá nhiều tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một vài tác động phổ biến nhất có thể kể ra như:

Đa cảm xúc tác động như thế nào đến cuộc sống
Đa cảm xúc tác động như thế nào đến cuộc sống
  • Khi trạng thái cảm xúc liên tục thay đổi sẽ khiến những người đa cảm xúc gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ. Việc mất ngủ, ngủ không đủ giấc kéo theo nhiều tác động khác đến sức khỏe như: Cơ thể bị mệt mỏi, suy nhược, đầu óc thiếu sự linh hoạt, khả năng tập trung và ghi nhớ bị giảm sút, khả năng xử lý khi gặp tình huống bất ngờ cũng bị tác động.
  • Hệ miễn dịch của những người đa cảm xúc cũng thường bị tác động do tình trạng rối loạn giấc ngủ. Khi sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm, nguy cơ mắc các bệnh lý khác cũng tăng lên.
  • Khả năng tập trung giảm sút cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, làm việc của những người đa cảm xúc. Khi tâm trạng liên tục thay đổi cũng khiến những người này ngày càng khó thích nghi với môi trường làm việc, học tập và mọi người xung quanh.
  • Tình trạng đa cảm xúc kéo dài cũng có khiến cho các mối quan hệ xung quanh như bạn bè, đồng nghiệp hay người thân đều bị tác động.

Các phương pháp điều trị, giúp kiểm soát, cân bằng cảm xúc

Để cải thiện tình trạng đa cảm xúc, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:

Đa cảm xúc là gì
Các phương pháp điều trị, giúp kiểm soát, cân bằng cảm xúc

Phương pháp kiểm soát cảm xúc bằng cách chăm sóc bản thân

Để cân bằng cảm xúc, cải thiện trạng thái đa cảm xúc thì việc chú trọng chăm sóc bản thân và tâm hồn là điều vô cùng quan trọng. Các phương pháp như thiền định, liệu pháp chuông xoay, tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học có tác dụng giúp bạn tĩnh tâm, lượng hormone endorphin được giải phóng khi tập luyện thể thao sẽ giúp tâm trạng bạn được cải thiện, cảm xúc trở nên ổn định hơn.

Tạo sự gắn kết, chia sẻ với cuộc sống xung quanh

Việc giao tiếp với mọi người xung quanh, tạo sự gắn kết chia sẻ cũng là một cách hiệu quả giúp bạn giảm bớt những nỗi lo trong tâm lý về tình trạng của bản thân. Bên cạnh việc giao tiếp, tạo các mối quan hệ gắn kết thì việc tham gia vào các hoạt động xã hội cũng giúp bạn có cơ hội tìm được sự đồng cảm từ mọi người.

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên nhờ đến sự hỗ của người thân và bạn bè. Sự chia sẻ, quan tâm và ủng hộ từ những người thân yêu sẽ là nguồn động lực lớn để bạn cân bằng ổn định lại cảm xúc của bản thân.

Gặp bác sĩ để được hỗ trợ toàn diện

Khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn thì bạn nên cân nhắc đến sự hỗ trợ của bác sĩ, chuyên gia để xác định căn nguyên và có phương pháp điều trị hợp lý. Tránh để quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhằm hỗ trợ kiểm soát cảm xúc, tâm trạng. Thuốc cần được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng khi hết thuốc, điều này có thể gây ra nhiều tác động xấu đến sức khỏe, tinh thần.

Lời kết

Với tất cả những thông tin chi tiết về trạng thái đa cảm xúc Shan Health vừa đề cập trong bài viết trên. Hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời đầy đủ, chính xác về trạng thái đa cảm xúc là gì, những nguyên nhân dẫn đến bộc phát, biểu hiện nhận biết, các tác động đến cuộc sống và phương pháp điều trị. Mong rằng thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ hữu ích với bạn.