Trầm cảm ẩn là gì? Tình trạng trầm cảm này có nguy hiểm hay không? Làm sao để điều trị và khắc phục loại trầm cảm này? Hãy theo dõi bài viết sau đây của Shan Health để biết cách khắc phục trầm cảm ẩn nhé.
Trầm cảm ẩn là gì?
Trầm cảm ẩn là một rối loạn tâm thần phổ biến, với mức độ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 20 người bình thường sẽ trải qua ít nhất một giai đoạn trầm cảm và trung bình có 850.000 người chết vì trầm cảm. Mặc dù không phân biệt giới tính hay độ tuổi, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm ở phụ nữ gấp đôi nam giới.
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ẩn
Dấu hiệu của trầm cảm che giấu thường khá khó nhận biết, tuy nhiên bạn có thể nhận biết tình trạng của bệnh qua bài viết dưới đây.
- Giấu giếm tình trạng bệnh: Những người trầm cảm thường cố gắng che giấu tình trạng của họ, có thể từ chối chia sẻ về nó hoặc thay đổi ý định gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý.
- Thói quen sinh hoạt bất thường: Thay đổi trong giấc ngủ và ăn uống là dấu hiệu phổ biến của trầm cảm. Người bệnh có thể ngủ quá nhiều hoặc quá ít và thường thì có thể có thói quen ăn uống không bình thường.
- Luôn giữ vẻ mặt “hạnh phúc”: Mặc dù họ có thể tỏ ra hạnh phúc bên ngoài, nhưng thực tế, họ có thể cảm thấy trống rỗng và không mong muốn tham gia vào các hoạt động xã hội.
- Nói nhiều về triết lý: Người trầm cảm thường nói nhiều về các vấn đề triết lý hoặc ý nghĩa cuộc sống, có ý định tổn thương bản thân hoặc tìm kiếm hạnh phúc thực sự.
- Nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực: Họ có thể có cái nhìn tiêu cực về cuộc sống và thường đánh giá mọi thứ xung quanh mình một cách tiêu cực.
Trầm cảm ẩn có phải là tình trạng nguy hiểm không?
Trầm cảm ẩn là một dạng đặc biệt của trầm cảm, không hiển thị triệu chứng rõ ràng mà thay vào đó là tình trạng đau nhức kéo dài. Người mắc thường phủ nhận vấn đề tâm lý nhưng luôn hiện sự đau nhức, sức khỏe sụt giảm cho người khác thấy. Mặc dù ít nguy hiểm hơn so với trầm cảm cười, nhưng trầm cảm ẩn vẫn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, nên cần điều trị sớm để hạn chế hậu quả về sau.
Nguyên nhân khiến bạn rơi vào trầm cảm ẩn
Trầm cảm được xem là một rối loạn vì không thể xác định nguyên nhân cụ thể, nhưng có thể xác định các yếu tố nguy cơ, tức là các cá nhân trải qua những yếu tố này thì nguy cơ gặp trầm cảm ẩn sẽ cao hơn so với những đối tượng khác. Các nguy cơ trầm cảm bao gồm:
- Bệnh lý hoặc chấn thương: Những người có tiền sử mắc các bệnh nặng về não não như viêm não, u não, chấn thương sọ não dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương cấu trúc não.
- Sử dụng chất kích thích: Người dùng thuốc lá, rượu bia, ma túy hoặc các chất kích thích khác có thể dễ mắc bệnh trầm cảm do tổn thương thần kinh.
- Trầm cảm do căng thẳng kéo dài: Công việc áp lực kéo dài, áp lực gia đình, xung đột, môi trường sống căng thẳng có thể dẫn đến trầm cảm.
- Trầm cảm chưa rõ nguyên nhân (nội sinh): Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ẩn có thể do rối loạn hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ như Noradrenaline, Serotonin. Các yếu tố sinh học (di truyền, thay đổi chất dẫn truyền ở não), môi trường (căng thẳng kéo dài, thiếu nguồn lực xã hội) và tâm lý (quá khứ từng trải qua sự chấn thương) đều có thể góp phần tăng nguy cơ trầm cảm.
Cách khắc phục tình trạng trầm cảm ẩn hiệu quả cao
Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn điều trị và khắc phục tình trạng trầm cảm ẩn hiệu quả:
Điều trị bằng thuốc
Thuốc chống trầm cảm là phương pháp điều trị phổ biến cho trầm cảm trung bình hoặc nặng, được hỗ trợ bởi nhiều nghiên cứu khoa học. Chúng thường không được khuyến khích sử dụng cho trầm cảm nhẹ, vì liệu pháp tâm lý thường đủ hiệu quả trong trường hợp này.
Các loại thuốc phổ biến bao gồm thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế monoamine oxidase, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và thuốc chống trầm cảm không điển hình. Liều lượng và thời gian điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Điều trị tâm lý
Trị liệu tâm lý là một phương pháp chữa trị trầm cảm được coi là hiệu quả trong xã hội hiện đại. Các tâm lý gia được đào tạo bài bản về các phương pháp và kỹ thuật để hỗ trợ bệnh nhân. Việc trị liệu tâm lý không chỉ giúp bệnh nhân hồi phục từ trầm cảm và thoát khỏi sự phiền nhiễu, mà còn là một hành trình giúp họ hiểu thêm về bản thân, tăng cường tự tin và thích nghi với cuộc sống.
Bạn có thể sử dụng các phương pháp điều trị tâm lý sau đây để điều trị trầm cảm ẩn mang lại hiệu quả cao
- Thiền định
- Yoga
- Nghe âm thanh từ chuông xoay Tây Tạng
- Tham gia các lớp học chữa lành
- Nghe nhạc chữa lành
- Thư giãn để cải thiện sức khỏe tinh thần.
Trên đây là các thông tin về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị trầm cảm ẩn, hy vọng bài viết trên mang đến nhiều hữu ích với bạn đọc.