Skip to content Skip to footer

Hưng Cảm Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Hưng cảm là một hội chứng rối loạn cảm xúc và tinh thần. Hội chứng này được biểu hiện với nhiều triệu chứng như vui vẻ quá đà, ăn nhiều. Để hiểu rõ hưng cảm là gì? Nguyên nhân gây ra hội chứng này cũng như cách điều trị hiệu quả. Bạn đọc có thể cùng Shan Health tham khảo bài viết dưới đây để hiểu hưng cảm là gì nhé. 

Hưng cảm là gì?

Hưng cảm là gì? Hưng cảm là một dạng rối loạn tâm thần trong đó người bệnh trải qua các giai đoạn tăng cường hoạt động và tư duy đột ngột, quá mức. Người bệnh có thể cảm thấy phấn khích, tràn đầy năng lượng, dẫn đến mất ngủ và thèm ăn liên tục. Tuy nhiên, giữa các giai đoạn này, họ có thể trải qua tình trạng suy nhược thể chất và biểu hiện dấu hiệu của trầm cảm gián đoạn.

Hưng cảm là gì?
Hưng cảm là gì?

Giai đoạn của hưng cảm

Theo Phân loại thống kê quốc tế về các bệnh tật và vấn đề sức khỏe liên quan (ICD), hưng cảm được chia thành ba giai đoạn chính:

Giai đoạn của hưng cảm
Giai đoạn của hưng cảm
  • Hưng cảm nhẹ (hypomania): Ở giai đoạn này, các triệu chứng thường nhẹ và có thể không dễ dàng nhận ra bởi người mắc và những người xung quanh. Nếu bạn chưa biết hưng cảm là gì thì có thể xem những biểu hiện ban đầu gồm tính bốc đồng, dễ cáu và mất ngủ. Đây là giai đoạn mà các triệu chứng chưa ảnh hưởng mạnh đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
  • Hưng cảm cấp tính (acute mania): Đây là giai đoạn hưng cảm xuất hiện đột ngột với mức độ nặng hơn. Người bệnh có thể hành động thiếu suy nghĩ, bộc phát và thiếu kiềm chế. Các triệu chứng thường gặp gồm suy nghĩ nhanh, nói chuyện liên tục với nhiều chủ đề khác nhau, không ngủ và bắt đầu có dấu hiệu mất khả năng nhận thức về thực tế.
  • Hưng cảm nặng (delirious mania): Giai đoạn này còn được gọi là mê sảng, với các triệu chứng nặng hơn giai đoạn trước. Người bệnh có thể rơi vào tình trạng mê sảng, nói lung tung, mất phương hướng và hoàn toàn mất khả năng nhận thức về thực tế. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất của hưng cảm và cần sự can thiệp y tế khẩn cấp.

Nguyên nhân gây ra tình trạng hưng cảm ở nhiều người

Hiện chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng hưng cảm, nhưng một số yếu tố được cho là có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của bệnh:

Nguyên nhân gây ra tình trạng hưng cảm ở nhiều người
Nguyên nhân gây ra tình trạng hưng cảm ở nhiều người
  • Tiền sử gia đình: Hưng cảm có tính chất di truyền, nghĩa là những người có người thân mắc bệnh có nguy cơ cao biểu hiện bệnh. Điều này thường liên quan đến môi trường sống chung và các vấn đề chung trong cuộc sống hàng ngày.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc chống trầm cảm, chất kích thích, và rượu có thể gây trạng thái hưng phấn. Việc sử dụng lâu dài hoặc lạm dụng các chất này có thể dẫn đến biểu hiện của hưng cảm.
  • Cú sốc tâm lý: Nhiều người không nhận ra được nguyên nhân gây ra hưng cảm là gì vì chúng không rõ rệt. Hưng cảm có thể xuất hiện từ các cú sốc tâm lý từ việc ly hôn, mất việc, mất tiền, hoặc cái chết của người thân có thể là yếu tố khởi phát chứng hưng cảm.
  • Khó khăn trong cuộc sống: Chấn thương tâm lý, bị lạm dụng, hoặc các vấn đề về nhà ở, tiền bạc, cô đơn kéo dài có thể gây căng thẳng và tăng nguy cơ mắc hưng cảm.
  • Rối loạn giấc ngủ: Thiếu ngủ hoặc thay đổi thói quen ngủ gây mệt mỏi kéo dài, làm tăng nguy cơ mắc hưng cảm.
  • Vấn đề sức khỏe tâm thần: Các rối loạn như rối loạn cảm xúc theo mùa, rối loạn tâm thần sau sinh, rối loạn phân liệt cảm xúc có thể dẫn đến tình trạng hưng phấn đột ngột.
  • Tổn hại về thể chất hoặc thần kinh: Chấn thương não, u não, đột quỵ, sa sút trí tuệ, lupus thể não, hoặc viêm não cũng có thể góp phần gây ra chứng hưng cảm.

Biểu hiện của hưng cảm

Ngoài thắc mắc hưng cảm là gì? Nhiều người vẫn rất quan tâm đến biểu hiện của hội chứng này. Cơn hưng cảm có đặc điểm là khởi phát nhanh chóng trong vài giờ, khiến người bệnh thay đổi về sắc khí và tâm lý. Một số biểu hiện cụ thể của hội chứng hưng cảm như sau: 

  • Dễ bị phân tâm, ảo thanh, hay bị ảo giác.
  • Suy nghĩ liên tục với nhiều ý tưởng nảy ra.
  • Rối loạn ăn uống như thèm ăn, ăn nhiều và nhanh.
  • Giảm nhu cầu ngủ, chỉ ngủ vài giờ mỗi ngày.
  • Tính cách thay đổi, thích khẳng định bản thân, khoe khoang, hống hách, và có cái tôi khá cao.
  • Hành động bốc đồng, chi tiền quá mức, thực hiện các hành vi liều lĩnh.
  • Cảm thấy không mệt mỏi nhưng không hoàn thành được công việc nào hết.
  • Năng lượng cao hơn bình thường, hay cười nói, hát nhưng dễ nổi cáu, kích động và không tự kiềm chế được.
  • Hoang tưởng, phi thực tế trong suy nghĩ, có thể tự cho mình là người quyền lực, địa vị, hoặc thần thánh.

Người mắc hưng cảm đôi khi tự nhận ra hoặc được người khác nhắc nhở về những thay đổi của mình, nhưng thường không tin vào những lời góp ý đó. Khi cơn hưng cảm qua đi, họ thường cảm thấy hối hận, chán nản và dằn vặt về những hành động của mình trong giai đoạn đó.

Cách điều trị hưng cảm hiệu quả

Hưng cảm là gì? Làm thế nào để điều trị hội chứng hưng cảm là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để điều trị hưng cảm, bạn có thể áp dụng các cách sau đây. 

Dùng thuốc

Khi người bệnh có biểu hiện triệu chứng hưng cảm, bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc chống loạn thần như olanzapin, quetiapin, risperidon để kiểm soát cảm xúc và ổn định tinh thần. Tùy vào tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể kết hợp thêm thuốc chống động kinh như valproate (Deparkin) và carbamazepine (Tegretol) để tăng hiệu quả điều trị.

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý bao gồm nhiều kỹ thuật nhằm điều trị thông qua tác động vào tâm lý người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hiểu các yếu tố nguy cơ gây khởi phát bệnh, giúp người bệnh gỡ bỏ gánh nặng tâm lý và loại bỏ các yếu tố kích thích gây bệnh. Liệu pháp nhận thức hành vi cũng được áp dụng để loại bỏ nhận thức sai lầm, giúp người bệnh nhận ra thực tế và giảm các triệu chứng ảo giác, ảo tưởng.

Gia đình đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị hưng cảm, cung cấp sự đồng hành, chia sẻ và thấu hiểu. Sau khi hồi phục, gia đình là điểm tựa quan trọng giúp người bệnh tái hòa nhập với cộng đồng.

Sốc điện

Liệu pháp sốc điện được cân nhắc chỉ định cho hưng cảm nặng và rối loạn lưỡng cực. Phương pháp này sử dụng dòng điện hiệu thế thấp trong thời gian ngắn để ức chế tạm thời dẫn truyền thần kinh, giúp giảm tình trạng hưng cảm quá mức.

Thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống

Người mắc chứng hưng cảm nên hướng tới lối sống lành mạnh bằng cách:

  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất.
  • Vận động cơ thể hàng ngày để giải tỏa năng lượng.
  • Tránh thức khuya để ngăn ngừa kích hoạt triệu chứng hưng cảm.
  • Hạn chế sử dụng có chứa chất caffeine.
  • Tránh các tình huống căng thẳng và dễ kích động.
  • Ghi chép nhật ký hàng ngày để kiểm soát hành vi khi hưng cảm.
  • Rượu và chất kích thích như ma túy có thể làm tăng nguy cơ và gia tăng triệu chứng của hội chứng hưng cảm. Hạn chế hoặc tránh hoàn toàn những chất này giúp đảm bảo tinh thần và tâm trạng ổn định.

Trị liệu cùng chuông xoay

Ngoài cách liệu pháp trên, bạn cũng có thể dùng chuông xoay để chữa lành tâm lý, giảm tình trạng kích động giúp tinh thần được ổn định hơn. Trị liệu bằng chuông xoay mang lại hiệu quả tích cực, giúp ổn định tâm lý, chữa lành tổn thương để bạn có thể kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình. 

Trị liệu cùng chuông xoay
Trị liệu cùng chuông xoay

Trên đây là các thông tin về hưng cảm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị. Hy vọng thông tin mà Shan Health chia sẻ có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hưng cảm là gì cũng như chọn được cách điều trị hiệu quả.