Skip to content Skip to footer

Tác Dụng Của Ngâm Chân Thảo Dược Trong Trị Bệnh, Thư Giãn Cơ Thể

Ngâm chân là phương pháp chăm sóc sức khỏe, nâng cao tinh thần vô cùng hiệu quả, an toàn, lành tính. Hơn cả thế, khi kết hợp sử dụng thêm các loại thảo dược ngâm chân sẽ mang đến nhiều hiệu quả hơn. Vậy liệu pháp ngâm chân thảo dược có tác dụng gì? Các loại thảo dược ngâm chân nào tốt? Khi ngâm chân có cần lưu ý vấn đề gì không? Hãy cùng Shan Health tìm hiểu tất tần tật về phương pháp này qua bài viết sau đây.

Ngâm chân thảo dược là gì?

Ngâm chân thảo dược là phương pháp ngâm chân trong một bồn nước hay chậu nước ấm có nhiệt độ từ 38 – 45 độ C kết hợp với các loại thảo dược. Không chỉ được đả thông kinh lạc nhờ nhiệt độ của nước, thảo dược trong nước ngâm chân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần.

Ngâm chân thảo dược là gì?
Ngâm chân thảo dược là gì?

Thông thường, thảo dược sẽ giúp lưu thông khí huyết tốt hơn, tăng lưu lượng máu từ đó mang lại hiệu quả Tùy theo thể trạng và cơ địa mà bạn có thể lựa chọn các loại thảo dược phù hợp để ngâm chân.

Tác dụng tuyệt vời của ngâm chân thảo dược

Theo đông y, bàn chân là nơi chứa nhiều các huyệt đạo quan trọng có liên quan mật thiết đến các cơ quan khác của cơ thể. Vì thế, việc chăm sóc đôi bàn chân bằng cách massage chân hay ngâm chân thảo dược thường xuyên không chỉ tốt cho chân mà còn giúp lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật mà ngâm chân thảo dược mang đến.

Thư giãn, giải tỏa stress

Sau ngày dài làm việc, hoạt động mệt mỏi, ngâm chân cùng nước ấm sẽ giúp bạn giải tỏa tinh thần một cách hiệu quả. Đặc biệt khi nước ngâm chân có thêm các loại thảo dược như đinh hương, ngải cứu,… sẽ mang đến tác dụng tuyệt vời hơn nữa. Lúc này, não bộ được tiết ra nhiều hormone hạnh phúc hơn giúp cải thiện tâm trạng, từ đó mọi căng thẳng, mệt mỏi của bạn đều được xua tan.

Tác dụng của ngâm chân thảo dược - Thư giãn, giải tỏa stress
Tác dụng của ngâm chân thảo dược – Thư giãn, giải tỏa stress

Mang lại giấc ngủ tuyệt vời

Cơ thể chúng ta có nhiều dây thần kinh tập trung ở bàn chân và các huyệt vị tương ứng, khi ngâm chân thảo dược, các đầu dây thần kinh sẽ được kích thích nhẹ nhàng, từ đó giúp giảm mất ngủ, đem lại giấc ngủ ngon. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thì bạn có thể xoa bóp chân nhẹ nhàng khi ngâm chân để tăng tác dụng lên thần dinh giúp điều hòa khí huyết ổn định, mang đến giấc ngủ ngon, ngủ sâu giấc hơn.

Tăng cường lưu thông máu

Tựa như massage, bấm huyệt ở chân, ngâm chân thảo dược sẽ giúp mạch máu giãn nở, tăng cường tuần hoàn máu tốt hơn. Đặc biệt khi nước ngâm chân được kết hợp cùng các loại thảo dược như gừng tươi, ngải cứu, vỏ quế,… sẽ càng đạt hiệu quả tốt hơn.

Thư giãn cơ bắp, xương khớp

Sau một ngày dài hoạt động, làm việc căng thẳng sẽ khiến đôi chân và cả cơ thể của bạn rã rời mệt mỏi. Khi ngâm chân với nước ở nhiệt độ vừa phải cùng thảo dược sẽ giúp cho cơ được thư giãn, phục hồi cơ tốt hơn. Đồng thời liệu pháp này còn giúp ngăn ngừa các cơn đau khớp vào những ngày trời trở lạnh. Từ đó, cơ xương khớp sẽ dẻo dai hơn, hoạt động trơn tru hơn.

Những loại thảo dược ngâm chân và cách sử dụng

Có nhiều loại thảo dược nhiều người đánh giá là mang lại hiệu quả tích cực cho cơ thể khi dùng để ngâm chân. Những loại thảo dược này rất dễ kiếm mà vô cùng an toàn, lành tính cho cơ thể gồm:

Ngải cứu

Nguyên liệu ngâm chân thảo dược này rất tốt cho phổi, đặc biệt là các bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những người thường xuyên bị ho có đờm. Dưới đây là cách làm nước ngâm chân từ ngải cứu:

  • Bước 1: Lấy 20 – 30g ngải cứu tươi, cho vào nửa nồi nước đậy kín nắp rồi đun sôi khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Đổ cả lá và nước ngâm chân đã đun ra bồn/thau ngâm rồi pha thêm nước lạnh cho tới khi nước ngâm chân khoảng 40 độ C thì có thể ngâm chân.

Lưu ý: không được ngâm nước qua mắt cá chân.

Gừng tươi

Gừng tươi khi cho vào nước muối ấm để ngâm chân sẽ có tác dụng làm dịu những cơn đau nhức và phòng bệnh đau khớp cổ chân, chống hôi chân. Cách làm nước ngâm chân từ gừng tươi:

Thảo dược ngâm chân - Gừng tươi
Thảo dược ngâm chân – Gừng tươi
  • Bước 1: Lấy 20 – 30g gừng tươi đập dập.
  • Bước 2: Cho gừng vào nửa nồi nước rồi đun sôi khoảng 10 phút, đậy kín vung để tránh làm bay hơi một số chất trong gừng.
  • Bước 3: Đổ toàn bộ nước ngâm chân vừa đun vào chậu pha thêm cùng nước lạnh để cho nước ngâm khoảng 40 độ C là có thể ngâm chân.

Hồng hoa

Hồng hoa có tác dụng hoạt huyết thông kinh, tiêu ứ, giảm đau, đặc biệt tốt cho người thường gặp chứng tê cóng chân hoặc da bị nứt nẻ khi gặp lạnh. Nước ngâm chân thảo dược từ hồng hoa được pha như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 10 – 15g hồng hoa thả vào nồi rồi đổ lượng nước vừa phải. Sau đó đậy kín nắp nồi rồi đun sôi trong khoảng 10 phút.
  • Bước 2: Đổ cả nước và hồng hoa ra chậu rồi pha thêm nước lạnh cho nhiệt độ còn 40 độ C.

Ngoài ra có thể kết hợp 30 – 50g ngải cứu khô cùng 10 – 15g hồng hoa để đun nước ngâm chân làm kích thích tuần hoàn máu, giảm triệu chứng căng phồng tĩnh mạch và chứng viêm dây thần kinh ngoại vi hiệu quả.

Một số lưu ý khi ngâm chân bằng thảo dược

Tuy liệu pháp ngâm chân thảo dược mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và tinh thần. Nhưng cần lưu ý một số điều sau đây để việc ngâm chân đạt hiệu quả mà an toàn cho sức khỏe sau:

  • Người bị giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước nóng cùng thảo dược vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Phụ nữ mang thai không nên ngâm chân trong thời gian dài để tránh tình trạng giãn tĩnh mạch.
  • Không nên ngâm chân sau khi ăn no vì lúc này dạ dày đang chuyển hóa chất dinh dưỡng, ngâm chân vào thời gian này sẽ làm giảm lưu lượng máu được truyền đến hoạt động của dạ dày. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, bụng không tiêu,…
  • Bệnh nhân tiểu đường thường bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi, có thể bị rối loạn cảm giác. Vì thế cần cẩn thận khi sử dụng nước ấm âm chân bởi có thể gây bỏng.
  • Đang có vết thương hở hoặc bị nhiễm trùng thì không nên ngâm chân vì có thể khiến tình trạng nhiễm trùng nặng thêm và lâu lành vết thương.

Bài viết trên đây là chia sẻ của shanhealth.vn về ngâm chân thảo dược, tác dụng của liệu pháp này và những thông tin liên quan cần biết. Hy vọng qua đó sẽ giúp bạn có thêm phương pháp chăm sóc, nâng cao sức khỏe và tinh thần hiệu quả.