Skip to content Skip to footer

Tâm Tĩnh Lặng Là Gì? Cách Giúp Bạn Tĩnh Lặng Tâm Trí Trong Cuộc Sống

Tâm tĩnh lặng là gì? Với cuộc sống bộn bề và nhiều lo âu, người ta thường muốn buông bỏ muộn phiền để tâm trí được an yên và thoải mái hơn. Bên cạnh đó, nhiều người còn rèn luyện để tâm tĩnh lặng với cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về tâm tĩnh lặng là gì? Cách giúp bạn tĩnh lặng tâm trí trong cuộc sống? Hãy theo dõi bài viết sau đây. 

Tâm tĩnh lặng là gì?

Tâm tĩnh lặng là gì? Đây là trạng thái tâm trí yên bình, không suy nghĩ hay lo lắng. Nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng giúp cảm nhận bình yên trong tâm hồn, kiểm soát cảm xúc tiêu cực, điều chỉnh hành vi phù hợp, tránh làm tổn thương người khác. Nhờ vậy, các mối quan hệ xung quanh được duy trì và phát triển tốt đẹp, lâu dài.

Tâm tĩnh lặng là gì?
Tâm tĩnh lặng là gì?

Tại sao tâm chúng ta lại không tĩnh lặng

Trong đời sống hàng ngày, nhiều tác nhân gây ra cảm xúc không thoải mái như nóng giận, lo lắng, bất an…. Nhiều người kìm nén hoặc trốn tránh cảm xúc bằng những niềm vui nhất thời như xem phim, ăn uống, vùi đầu vào công việc,… Tuy nhiên, cách này chỉ tạm thời che giấu và tích tụ cảm xúc nặng nề, dẫn đến mất kiên nhẫn, thiếu kiềm chế và cản trở việc đạt được tâm tĩnh lặng và bình an thật sự.

Với cuộc sống ngày càng bộn bề những lo âu, tâm của chúng ta luôn phải suy nghĩ để đáp ứng nhu cầu trong cuộc sống. Vì thế, tâm chúng ta rất khó để tĩnh lặng lại. 

Cách giúp tâm tĩnh lặng hơn trong cuộc sống

Khi đã biết tâm tĩnh lặng là gì rồi thì bạn cũng nên học cách giúp tâm tĩnh lặng trong cuộc sống, để đón nhận mọi điều tốt đẹp hơn. Dưới đây là các cách giúp tâm của bạn tĩnh lặng hơn mỗi ngày.

Hít thở 

Hít thở sâu giúp tâm trí thư giãn và tìm lại cân bằng bằng cách kích thích dây thần kinh giao cảm và sản sinh hormone tích cực. Cách hít thở sâu như sau:

  • Tìm một nơi thoải mái, ngồi hoặc nằm và đặt tay lên bụng.
  • Hít từ từ vào bằng mũi, nín thở 1 – 2 giây, cảm nhận bụng phồng lên dưới bàn tay.
  • Thở từ từ ra bằng miệng, cảm nhận bụng xẹp xuống.
  • Thực hiện khoảng 6 nhịp thở trong 1 phút.

Thể thao

Tập thể dục thường xuyên giải phóng endorphin (hormone hạnh phúc), cải thiện tâm trạng và tinh thần, giảm lo lắng, giúp tâm trí thoải mái. Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối với môn thể thao yêu thích sẽ nâng cao sức khỏe tinh thần. Một số gợi ý môn thể thao bao gồm đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, chơi tennis, bơi lội, đạp xe,…

Yoga

Yoga giúp kích thích sản sinh endorphin và kéo giãn cơ, giúp giải tỏa căng thẳng và mang lại cảm giác dễ chịu, sảng khoái. Một số bài tập yoga đòi hỏi sự tập trung cao, giúp dẹp bỏ phiền muộn, để tâm hồn được nghỉ ngơi và thư giãn. Kết hợp tập Hatha Yoga, Yoga Nidra với phương pháp hít thở sâu giúp giảm căng thẳng hiệu quả hơn.

Thiền

Thiền định mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần như giải tỏa căng thẳng, kiểm soát lo lắng, tăng sự tập trung và tạo sự bình yên trong tâm trí. Có nhiều kỹ thuật thiền như thiền cơ bản, thiền chánh niệm, thiền tâm linh, thiền chuông tây tạng, thiền tập trung, và thiền vận động. 

Thiền định
Thiền định

Chọn một kiểu thiền yêu thích và thực hiện mỗi ngày ở không gian yên tĩnh với tư thế ngồi đúng: chân bắt chéo, chân trái đặt lên đùi phải và ngược lại; vai thả lỏng; thẳng lưng nhưng không kéo căng; đầu hướng về phía trước, cằm hơi thu vào.

Nghe nhạc

Nghe nhạc là cách hiệu quả để giúp tâm tĩnh lặng. Âm nhạc giảm kích hoạt tế bào thần kinh đến hạch hạnh nhân trong não, giúp giảm căng thẳng và hành vi bộc phát. Nên chọn nhạc có tiết tấu chậm, ít lời, và thả lỏng theo giai điệu để đạt hiệu quả tốt nhất.

Thư giãn

Khi tâm trí quá căng thẳng và nặng nề, hãy tạm dừng công việc. Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ một giấc, đi dạo, tập thể dục hoặc nói chuyện với bạn bè để giải tỏa tâm trạng và sạc đầy năng lượng. Điều này sẽ cải thiện tinh thần, giúp bạn trở nên thoải mái và thư giãn hơn.

Thư giản và nghỉ ngơi
Thư giản và nghỉ ngơi

Học cách quản lý cảm xúc

Cảm xúc đóng vai trò quyết định và chi phối hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống. Để nuôi dưỡng tâm tĩnh lặng, việc hiểu và quản lý các cảm xúc là rất quan trọng. Điều này bao gồm cả cảm xúc thoải mái như háo hức, vui vẻ, hạnh phúc và cả những cảm xúc không thoải mái như buồn bã, tức giận, sợ hãi, chán nản, lo lắng. 

Nếu ta trở thành nô lệ của cảm xúc và hành động cảm tính, thì khi đối diện với thử thách, cảm xúc mạnh mẽ sẽ làm cho chúng ta khó giữ được bình tĩnh và kiểm soát tình hình.

Giúp đỡ người khác

Giúp đỡ người khác mang lại niềm vui, hạnh phúc, giảm căng thẳng và tăng sự kết nối. Bạn có thể tham gia các hoạt động thiện nguyện hoặc đơn giản là tâm sự và chia sẻ với người thân đang gặp khó khăn trong cuộc sống.

Vừa rồi là các thông tin giải đáp tâm tĩnh lặng là gì? Hy vọng những thông tin mà Shan Health chia sẻ mang đến nhiều hữu ích với bạn đọc.