Skip to content Skip to footer

Rối Loạn Lưỡng Cực Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Rối loạn lưỡng cực được xem là một bệnh lý khá nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Để biết rối loạn lưỡng cực là gì? Các dấu hiệu nhận biết, cách điều trị ra sao? Bạn đọc có thể cùng Shan Health theo dõi bài viết sau đây. 

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là gì? Rối loạn lưỡng cực được biết đến là một bệnh rối loạn cảm xúc, tâm thần. Căn bệnh cho thấy những thay đổi thất thường trong tâm trạng, thường xuyên dao động giữa các trạng thái quá kích thích, tăng động và trầm cảm. Còn được gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, tình trạng này khiến người bệnh trải qua các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm theo chu kỳ. 

Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực là gì?

Những thay đổi về hành vi, tâm trạng, năng lượng và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày có thể xuất hiện vài lần trong năm hoặc vài lần trong tuần, gây khó khăn trong công việc và duy trì các mối quan hệ.

Các loại rối loạn lưỡng cực hiện nay

Rối loạn lưỡng cực là gì? Đây là căn bệnh có ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của người bệnh. Hiện tại rối loạn lưỡng cực được chia thành 3 loại:

Các loại rối loạn lưỡng cực hiện nay
Các loại rối loạn lưỡng cực hiện nay
  • Lưỡng cực loại I: Nổi bật bởi ít nhất một giai đoạn hưng cảm. Người bệnh có thể trải qua các giai đoạn trầm cảm nặng trước và sau giai đoạn hưng cảm. Loại này ảnh hưởng đến cả nam và nữ.
  • Lưỡng cực loại II: Người mắc loại này trải qua một giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng kéo dài ít nhất 2 tuần và ít nhất một đợt hưng cảm kéo dài khoảng 4 ngày. Theo một đánh giá năm 2017, loại này có thể phổ biến hơn ở phụ nữ.
  • Rối loạn lưỡng cực chu kỳ: Đặc trưng bởi các giai đoạn giảm hưng phấn và trầm cảm, với triệu chứng ngắn hơn và ít nghiêm trọng hơn so với hưng cảm và trầm cảm ở lưỡng cực loại I hoặc II. Thường thì người bệnh không có triệu chứng tâm trạng trong 1 hoặc 2 tháng.

Nếu triệu chứng không hoàn toàn phù hợp với ba loại trên, có thể bạn sẽ được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực không xác định hoặc các rối loạn liên quan khác.

Triệu chứng của hội chứng rối loạn lưỡng cực

Ngoài quan tâm đến rối loạn lưỡng cực là gì? Nhiều người cũng rất muốn biết triệu chứng của căn bệnh này ra sao. Để được chẩn đoán hội chứng rối loạn lưỡng cực, cần có ít nhất một giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Cả hai loại đều liên quan đến cảm giác phấn khích, bốc đồng và năng lượng cao, nhưng hưng cảm nhẹ ít nghiêm trọng hơn. 

Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, gây vấn đề trong công việc hoặc gia đình. Một số bệnh nhân có thể trải qua các giai đoạn trầm cảm nghiêm trọng. Các triệu chứng chính của hưng cảm nhẹ, hưng cảm và trầm cảm là đặc trưng của rối loạn lưỡng cực.

Mỗi loại rối loạn sẽ có các triệu chứng, biểu hiện khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực:

Rối loạn lưỡng cực loại I

  • Có ít nhất 1 đợt hưng cảm và đợt hưng cảm này kéo dài ít nhất 1 tuần.
  • Các triệu chứng không liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần khác hoặc sử dụng chất kích thích.
  • Có thể có các rối loạn tâm thần khác hoặc cả hưng cảm và trầm cảm (biểu hiện hỗn hợp).

Rối loạn lưỡng cực loại II

  • Ít nhất 1 cơn hưng cảm nhẹ kéo dài 4 ngày hoặc lâu hơn, với ít nhất 3 triệu chứng của hưng cảm nhẹ.
  • Có ít nhất 1 đợt trầm cảm nặng kéo dài tối thiểu 2 tuần, với 5 triệu chứng trầm cảm chính.
  • Liên quan đến việc sử dụng chất kích thích.
  • Không có giai đoạn hưng cảm, nếu có thì sẽ được chẩn đoán là rối loạn lưỡng cực loại I.

Rối loạn lưỡng cực theo chu kỳ

  • Các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm ngưng rồi xảy ra trong hơn 2 năm (1 năm cho trẻ em và thanh thiếu niên).
  • Các triệu chứng không đáp ứng đầy đủ tiêu chí cho hưng cảm hoặc trầm cảm.
  • Các triệu chứng xuất hiện ít nhất một nửa trong 2 năm và không bao giờ vắng mặt lâu hơn 2 tháng tại một thời điểm.

Rối loạn lưỡng cực là do đâu?

Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng sức khỏe tâm thần phổ biến, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định. Một số nguyên nhân chính gây ra hội chứng này gồm có: 

  • Di truyền: Có khả năng mắc rối loạn lưỡng cực cao hơn nếu có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có tiền sử gia đình đều phát triển bệnh.
  • Não bộ: Bất thường trong cấu trúc, hóa học hoặc chức năng của não có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Môi trường: Các yếu tố bên ngoài như căng thẳng tột độ và trải nghiệm đau thương có thể góp phần vào việc phát triển rối loạn lưỡng cực.

Chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực như thế nào

Như các thông tin trên thì bạn đọc đã biết rối loạn lưỡng cực là gì rồi đúng không. Vậy làm sao để chẩn đoán hội chứng này. Chẩn đoán rối loạn lưỡng cực thường sẽ dựa vào việc xác định các triệu chứng của hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ. Do dễ nhầm lẫn với các bệnh tâm lý khác, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế chuyên khoa trầm cảm để được thăm khám. Quá trình chẩn đoán bao gồm:

  • Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ sẽ trò chuyện lâm sàng, thực hiện các bài trắc nghiệm, và thu thập thông tin từ bệnh nhân hoặc người nhà để xác định triệu chứng. Bác sĩ cũng sẽ loại trừ rối loạn do sử dụng chất kích thích.
  • Tiền sử bệnh: Kiểm tra các triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ, hoặc rối loạn vận động. Xác định chính xác các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
  • Khám lâm sàng: Đánh giá trạng thái tâm thần thông qua trò chuyện với bác sĩ, và nếu có thể, hỏi ý kiến từ người thân và bạn bè về triệu chứng của bệnh nhân.
  • Biểu đồ tâm trạng: Yêu cầu bệnh nhân ghi lại tâm trạng hàng ngày cùng với các chi tiết như giấc ngủ và phản ứng cảm xúc để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.

Các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực hiệu quả

Để điều trị hội chứng rối loạn lưỡng cực, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả như sau:

Điều trị bằng thuốc

Bạn có thể thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc cụ thể. Một số loại thuốc thường dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực gồm: 

  • Chất ổn định tâm trạng: Ví dụ như lithium.
  • Thuốc chống loạn thần: Ví dụ như olanzapine.
  • Thuốc chống trầm cảm phối hợp với thuốc chống loạn thần: Ví dụ như fluoxetine-olanzapine.
  • Benzodiazepines: Thuốc chống lo âu, thường được sử dụng để điều trị ngắn hạn.

Thiền định và yoga

Rối loạn lưỡng cực là hội chứng có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần khiến cho tâm lý của người bệnh không ổn định. Bạn có thể sử dụng biện pháp thiền định và yoga để cải thiện tình trạng này. 

Thiền định và yoga
Thiền định và yoga

Thiền và yoga là sự kết hợp hoàn hảo, vừa giúp cơ thể dẻo dai và giúp cải thiện sức khỏe tinh thần thần tốt. Thiền giúp tâm tịnh, thanh lọc tâm trí, cân bằng cảm xúc từ đó giúp cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống. 

Trị liệu bằng chuông xoay

Với các hội chứng như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu lan toả, rối loạn nhân cách, nhiều người chọn cách trị liệu bằng chuông xoay. Đây là cách chữa bệnh có từ lâu đời và mang lại hiệu quả cao. 

Trị liệu bằng chuông xoay
Trị liệu bằng chuông xoay

Trị liệu bằng chuông xoay Tây Tạng có thể làm đả thông kinh lạc bị tắc nghẽn. Âm thanh từ chuông xoay cũng có tác động lên các luân xa trên cơ thể, giúp vực dậy tinh thần, thanh tẩy năng lượng xấu và giúp cho bạn cảm thấy cuộc sống luôn chào đón bạn. 

Bạn cũng có thể kết hợp chuông xoay với thiền, chuông xoay cùng yoga để nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu bạn không biết cách tự tập chuông tại nhà thì có thể đến Shan Health – Spa dưỡng sinh đông y để được điều trị nhé. 

Chữa lành tâm hồn

Chữa lành tâm hồn là cách giúp bạn cải thiện tâm trạng, chữa lành đứa bé bên trong của bạn. Khi tâm hồn được thoải mái, không còn buồn phiền về cuộc sống bạn sẽ thấy tâm trạng của mình trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ và thoải mái hơn. 

Có nhiều cách để bạn chữa lành như: Viết chữa lành, nghe nhạc, đi du lịch, hòa mình vào thiên nhiên, nghe podcast, hội họa, sáng tạo thêm những ý tưởng mới…Việc chữa lành không chỉ giúp khôi phục ý chí cho bạn mà còn giúp bạn nâng cao nhận thức, rèn luyện khả năng tư duy cho bản thân. 

Cân bằng thân tâm trí

Một trong những cách điều trị rối loạn lưỡng cực đó là cân bằng thân tâm trí. Cách này sẽ giúp tâm trạng ổn định, trí não được cải thiện, rèn luyện tư duy và cảm thấy an yên hơn trong cuộc sống. 

Việc cân bằng thân tâm trí cũng giúp bạn thanh lọc tâm trí, cảm nhận được hạnh phúc từ cuộc sống và giúp bạn cảm nhận được cuộc sống này muôn màu đến nhường nào. 

Chế độ ăn uống đầy đủ chất

Trước khi điều trị một hội chứng nào đó, việc bạn cần làm là đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Bạn nên ăn uống đầy đủ, nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc. Khi bạn đảm bảo sức khỏe tốt thì mới có đủ sức và bình tĩnh để giải quyết các vấn đề. Hãy tập yêu thương bản thân của mình nhiều hơn, rèn luyện thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe cho mình. 

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn lưỡng cực

Mặc dù khó có thể phòng ngừa rối loạn tâm lý, nhưng bạn có thể tăng cường sức mạnh bản thân để đối diện với thử thách cuộc sống bằng cách:

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
  • Tăng cường tiếp xúc xã hội, tham gia hoạt động tập thể và đi du lịch.
  • Ngủ đủ giấc và tránh lạm dụng caffein hay các chất kích thích.

Lời kết

Bài viết của shanhealth.vn cũng đã giúp bạn biết được rối loạn lưỡng cực là gì? Hy vọng những thông tin mà Shan Health biên tập có thể hiểu thêm về hội chứng này. Hãy chăm sóc bản thân, cải thiện sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho tốt để hạn chế rơi vào tình trạng rối loạn tâm lý.