Trầm cảm là bệnh lý có ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn là trầm cảm nặng mà không được điều trị sớm có thể làm cho nhiều người nghĩ quẩn. Cùng Shan Health tìm hiểu ngay 9 triệu chứng nguy hiểm của trầm cảm nặng cũng như cách điều trị hiệu quả qua bài viết sau đây.
Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là một trạng thái rối loạn tâm lý và tâm thần, đặc trưng là cảm giác buồn rầu, chán nản, mệt mỏi, mất ngủ, ăn uống không ngon, và không còn hứng thú trong cuộc sống. Người bệnh còn gặp khó khăn trong việc tập trung và có thể suy nghĩ về cái chết.
Trầm cảm gồm nhiều loại như trầm cảm ẩn, trầm cảm cười, chúng đều có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, với tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp đôi nam giới và tỷ lệ ở người già thường cao hơn thanh thiếu niên. Các biểu hiện của trầm cảm có thể khác nhau tùy theo độ tuổi.
Nguyên nhân khiến bạn bị trầm cảm nặng
Trầm cảm nặng thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố. Những nguyên nhân phổ biến bao gồm:
- Căng thẳng: Sự kiện buồn như mất người thân, ly hôn, hay khủng hoảng tài chính có thể dẫn đến trầm cảm nếu không được giải quyết kịp thời.
- Nhân cách: Người có tính cách khắt khe, sợ phán xét, và khao khát sự hoàn hảo dễ rơi vào trầm cảm khi đối mặt với căng thẳng.
- Lịch sử gia đình: Nếu có người trong gia đình mắc trầm cảm, nguy cơ mắc bệnh này cũng cao hơn.
- Sinh con: Phụ nữ có thể bị trầm cảm sau sinh do thay đổi nội tiết tố và gia tăng trách nhiệm.
- Sự cô đơn: Cắt đứt mối quan hệ với gia đình và bạn bè có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm.
- Rượu và ma túy: Lạm dụng rượu và ma túy có thể dẫn đến trầm cảm vì chúng ảnh hưởng đến hóa học não bộ.
- Bệnh tật: Những người mắc bệnh mạn tính hoặc phải điều trị lâu dài dễ bị trầm cảm, đặc biệt khi bệnh gây mệt mỏi và giảm ham muốn tình dục.
9 dấu hiệu nguy hiểm của trầm cảm nặng cần lưu tâm
Dưới đây là 9 dấu hiệu nguy hiểm của bệnh trầm cảm nặng mà mọi người cần biết để điều trị kịp thời:
- Mất hứng thú trong cuộc sống: Bệnh nhân không còn tha thiết với hoạt động từng yêu thích như công việc, sở thích, hoặc các mối quan hệ thường ngày.
- Cảm xúc trầm cảm: Cảm giác buồn, chán nản, trống rỗng hoặc vô vọng chiếm ưu thế. Một số bệnh nhân có thể khóc vô cớ, trong khi một số khác không có biểu hiện cảm xúc rõ ràng.
- Biểu hiện ăn không ngon và rối loạn giấc ngủ: Khoảng 70% bệnh nhân ăn không ngon, có thể kèm theo sụt cân. Rối loạn giấc ngủ thường gặp, bao gồm thức dậy sớm hoặc khó ngủ.
- Mặc cảm tự ti và ý tưởng tội lỗi: Hơn 50% bệnh nhân cảm thấy tự đánh giá thấp bản thân, thường tự trách và có thể dẫn đến hoang tưởng hoặc ảo giác.
- Thiếu quyết đoán và tập trung giảm: Bệnh nhân gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định, cảm thấy suy nghĩ chậm và khó tập trung.
- Biểu hiện lo âu: Cảm giác lo sợ, căng thẳng, đánh trống ngực và mạch nhanh thường kèm theo trầm cảm.
- Rối loạn tâm thần vận động: Hành vi chậm chạp, trì trệ, và đôi khi kích động tâm thần vận động như đi lại liên tục hoặc không thể ngồi yên.
- Cạn kiệt sức lực: Cảm giác mệt mỏi và cạn kiệt sức lực, thường cảm thấy tồi tệ vào sáng sớm nhưng có thể cải thiện trong suốt cả ngày.
- Có ý tưởng tự sát: Suy nghĩ về cái chết, từ cảm giác cuộc sống sẽ tốt hơn nếu không có mình đến việc lập kế hoạch tự sát.
Trầm cảm nặng có chữa được không
Bệnh trầm cảm có thể được điều trị qua việc sử dụng thuốc, điều trị nguyên nhân và sự quan tâm chăm sóc của gia đình và bạn bè. Trầm cảm nặng có thể dẫn đến tử vong, vì vậy không nên xem thường căn bệnh này. Nếu thấy người thân có dấu hiệu trầm cảm, đặc biệt là ý định tự sát, cần đưa họ đến bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Cách điều trị trầm cảm nặng hiệu quả
Có nhiều cách để điều trị trầm cảm nặng. Căn bệnh này không chỉ là một bệnh lý thông thường mà rất ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Các điều trị phổ biến hiện nay gồm có:
Điều trị với thuốc
Y học hiện đại đã phát triển nhiều loại thuốc chống trầm cảm với tỷ lệ chữa khỏi cao khi được sử dụng đúng liều và theo hướng dẫn của bác sĩ. Một số nhóm thuốc chống trầm cảm bao gồm:
- Nhóm SSRI: Citalopram, Escitalopram, Fluoxetine, Fluvoxamine, Paroxetine, Sertraline.
- Nhóm SNRI: Venlafaxine.
- Nhóm TCA (chống trầm cảm 3 vòng): Amitriptyline (cần lưu ý vì có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền nhĩ thất và tương tác với thuốc điều trị bệnh lý nội khoa, thường ít dùng cho người lớn tuổi).
- Nhóm NDRI: Ít gặp.
Điều trị tâm lý
Khi bị trầm cảm nặng, tâm lý của nhiều người bị ảnh hưởng. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị tâm lý như sau:
- Thiền: Đây là cách thanh lọc tâm trí, giúp bạn rèn luyện sự tập trung, cải thiện tâm trạng
- Chuông xoay: Trị liệu tâm lý với chuông xoay giúp chữa lành tâm hồn rất hiệu quả. Âm thanh của chuông giúp thanh tẩy năng lượng xấu, tác động tích cực đến các luân xa trên cơ thể, giúp cải thiện sức khỏe tinh thần rất hiệu quả.
- Yoga chữa lành: Cách này không chỉ cải thiện sức khỏe thể chất mà còn giúp ổn định tinh thần.
Trầm cảm nặng là tình trạng đáng báo động hiện nay. Người bệnh nên chủ động tìm cách điều trị để tránh các hậu quả đáng tiệc. Trên đây là các thông tin về trầm cảm nặng mà Shan Health đã biên tập, rất mong các thông tin sẽ hữu ích với bạn đọc.