Skip to content Skip to footer

Rối Loạn Hỗn Hợp Lo Âu Và Trầm Cảm: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một bệnh lý kết hợp giữa 2 loại bệnh là rối loạn lo âu và trầm cảm. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh đối mặt với nhiều vấn đề căng thẳng, stress nhiều, khó kiểm soát được cảm xúc của mình. Để tìm hiểu thêm về dấu hiệu cũng như cách điều trị rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm, bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây.

Triệu chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là gì?

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là một trạng thái mà người bệnh có những triệu chứng của rối loạn lo âu và trầm cảm như mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, nóng giận, căng thẳng quá mức, khó tập trung, cáu gắt, lo lắng, dễ xúc động, cảm thấy bi quan và tuyệt vọng. 

Triệu chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là gì?
Triệu chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là gì?

Hai bệnh lý này xảy ra chung 1 thời điểm, tuy nhiên nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn lo âu và trầm cảm là hoàn toàn khác nhau. Dù thế nào thì tình trạng này cũng đều có ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh. 

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là do đâu?

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm: 

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là do đâu?
Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm là do đâu?
  • Ảnh hưởng của stress: Stress làm cho người bệnh ngày càng mệt mỏi, căng tức thần kinh, cảm thấy khó chịu và đau đầu. Những áp lực gia đình, áp lực cuộc sống khiến cho người bệnh ngày càng lo lắng về cơm áo gạo tiền, dẫn đến căng thẳng tột độ, lo âu nhiều hơn. 
  • Liên quan đến các bệnh của cơ thể: Những người cao tuổi hoặc mắc các bệnh cơ thể thường mắc rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Triệu chứng có thể bao gồm đau, rối loạn giấc ngủ và ăn uống không ngon miệng.
  • Ảnh hưởng của môi trường sống: Môi trường gia đình và xã hội có thể tạo ra áp lực và stress, ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và sức khỏe tinh thần của con người.

Dấu hiệu nhận biết chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Bạn có thể nhận biết tình trạng trầm cảm ẩn/cười và rối loạn lo âu qua các dấu hiệu như sau:

  • Tâm trạng buồn bã kéo dài, dai dẳng đến mức đau khổ và tuyệt vọng.
  • Cảm giác chới với, lo âu, bồn chồn, có thể lo lắng mơ hồ về mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả tương lai.
  • Không thể giải phóng được cảm xúc, cứ cảm thấy khó chịu trong lòng.
  • Suy nghĩ tiêu cực, bi quan trong mọi sự việc.
  • Mất hứng thú với các hoạt động, bao gồm cả sở thích trước đây.
  • Cơ thể mệt mỏi, rệu rã, không còn sức sống.
  • Cảm giác co cứng cơ, khó chịu, đau đầu, giảm trí nhớ.
  • Khả năng tập trung kém, tư duy không còn nhạy bén và khó đưa ra quyết định mọi việc.
  • Thay đổi trong thói quen ăn uống, có thể là chán ăn hoặc ăn uống quá mức, mất kiểm soát.

Hệ lụy của chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Bệnh rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm có thể gây ra nhiều hệ lụy đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các hệ lụy cụ thể như sau:

  • Sự căng thẳng và lo lắng có thể dẫn đến các vấn đề như đau bụng, ợ chua, tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Cảm giác mệt mỏi và suy nhược cơ thể thường xuyên xuất hiện, làm giảm năng lượng và sức đề kháng.
  • Khó khăn trong việc ngủ, thường xuyên tỉnh giấc hoặc giấc ngủ không đủ và không sâu.
  • Gây ra các triệu chứng như run chân, nhức đầu hoặc tim đập nhanh. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
  • Có thể gây ra các biến chứng và triệu chứng nặng hơn đối với các bệnh lý đang mắc.
  • Cảm giác chán nản và tuyệt vọng có thể đẩy người bệnh vào nguy cơ tự tử cao hơn.

Phương pháp điều trị chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm

Điều trị chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm thường kết hợp giữa các phương pháp điều trị của rối loạn lo âu và trầm cảm. Dưới đây là một số phương pháp hiệu quả thường được áp dụng:

Phương pháp điều trị chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
Phương pháp điều trị chứng rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm
  • Nhận thức hành vi: Các liệu pháp nhằm giảm thiểu suy nghĩ tiêu cực và thay thế chúng bằng suy nghĩ tích cực và thực tế hơn. Bệnh nhân được hướng dẫn và luyện tập cách đối phó với sự lo lắng và sợ hãi để vượt qua cảm giác lo âu và trầm cảm.
  • Sử dụng thuốc điều trị: Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI) hoặc thuốc ức chế tái hấp thu norepinephrine serotonin (SNRI) thường được sử dụng cho bệnh nhân rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm. Trong trường không hợp với các loại thuốc này thì bạn có thể sử dụng thuốc khác để điều trị. 
  • Vận động tăng cường sức khỏe: Nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp sản sinh endorphin, cải thiện tâm trạng và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn từng ngày.
  • Thư giãn với bài tập hơi thở: Yoga và thiền tập trung vào hơi thở, giúp giảm căng thẳng và thư giãn tinh thần. Suy nghĩ và hình ảnh tích cực về cuộc sống được khuyến khích, giúp cải thiện triệu chứng lo âu và trầm cảm.
  • Thiền: Các loại thiền như thiền nằm, thiền chánh niệm, thiền dưỡng sinh, thiền chuông…đều có thể giúp tâm trí được thư giãn, mang lại cảm giác bình yên trong cuộc sống. Mỗi ngày bạn nên dành 15 – 30 phút để thiền, bạn sẽ thấy tâm trạng ổn định và thư thái hơn. 

Rối loạn hỗn hợp lo âu và trầm cảm khá nguy hiểm, cần điều trị sớm để vực dậy tinh thần cho người bệnh. Mong rằng các thông tin mà shanhealth.vn chia sẻ có thể giúp bạn đọc biết thêm về cách điều trị bệnh lý này.