Rối loạn lo âu lan tỏa là tình trạng bệnh lý thường gặp ở nhiều người. Căn bệnh này có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất và cả sức khỏe tinh thần của người bệnh. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Shan Health tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này cũng như nắm được cách điều trị bệnh hiệu quả.
Hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa là gì?
Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) là một tình trạng tình thần luôn xuất hiện cảm giác lo lắng, sợ hãi liên tục về các vấn đề trong cuộc sống như công việc, sức khỏe và gia đình. Triệu chứng của GAD có thể tương tự như các rối loạn khác như rối loạn hoảng sợ, rối loạn cảm xúc, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các loại lo âu khác. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em,người lớn và phụ nữ có nguy cơ mắc GAD cao gấp đôi so với nam giới.
Ngoài GAD, nhiều người mắc tình trạng này cũng thường gặp phải các rối loạn tâm thần khác, bao gồm:
- Trầm cảm nặng
- Một nỗi ám ảnh cụ thể
- Rối loạn lo âu và trầm cảm.
- Rối loạn hoảng sợ, ám ảnh xã hội.
- Rối loạn cảm xúc.
Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Nguyên nhân gây rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) chưa được xác định rõ ràng, nhưng một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Di truyền: Nếu có người thân cận huyết mắc rối loạn lo âu lan tỏa hoặc các bệnh lý tâm thần, nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn. Yếu tố di truyền cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn lo âu lan tỏa ở nhiêu người.
- Tác động từ ngoại cảnh: Các điều kiện sống khó khăn, bị đánh đập, lạm dụng hoặc lao động vất vả từ nhỏ có thể làm tăng nguy cơ lo âu. Khi bị tác động từ nhiều mặt, tâm lý của bạn thường không ổn định, có xu hướng sợ hãi và thu mình lại với xã hội.
- Nghiện thuốc lá: Thói quen này làm tăng nguy cơ mắc GAD gấp 5 – 6 lần.
- Các yếu tố khác: Stress kéo dài, trầm cảm, khủng hoảng tài chính, tình cảm, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc mạn tính, và cuộc sống thiếu niềm vui cũng có thể góp phần gây ra rối loạn lo âu lan tỏa.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Triệu chứng của rối loạn lo âu lan tỏa bao gồm lo lắng quá mức, làm cản trở hoạt động hàng ngày và có thể nặng hơn khi có căng thẳng. Các triệu chứng cụ thể thường gặp là:
- Lo âu quá mức
- Bồn chồn hoặc căng thẳng
- Dễ mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh
- Khó tập trung
- Cáu gắt, bực dọc
- Căng cơ
- Rối loạn giấc ngủ.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng lâm sàng khác như rối loạn hoảng sợ, sợ khoảng trống hoặc không gian kín, rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), và rối loạn lo âu xã hội. Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD) còn gọi là rối loạn lo âu toàn thể, thể hiện qua các triệu chứng cụ thể sau:
- Lo lắng dai dẳng về những việc nhỏ nhặt.
- Suy nghĩ quá nhiều về các kế hoạch và giải pháp cho mọi tình huống có thể xảy ra.
- Cảm thấy các tình huống trong cuộc sống đe dọa bản thân ngay cả khi chúng không gây hại.
- Không chắc chắn trong việc đưa ra quyết định và thiếu quyết đoán, sợ sai lầm.
- Không thể buông bỏ lo lắng không cần thiết và luôn cảm thấy bồn chồn, khó kiểm soát căng thẳng.
- Khó tập trung và thường cảm thấy đầu óc trống rỗng.
Biến chứng của bệnh rối loạn lo âu lan tỏa
Nếu không được điều trị kịp thời, rối loạn lo âu lan tỏa có thể diễn tiến thành mãn tính và gây ra nhiều hệ lụy, bao gồm:
- Tự cô lập: Người bệnh có xu hướng không chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ và vấn đề trong cuộc sống với người khác.
- Giảm tập trung: Sự chú ý kém có thể dẫn đến chất lượng công việc và học tập sa sút, nguy hiểm khi tham gia giao thông và thực hiện các hoạt động khác.
- Tăng nguy cơ trầm cảm: Có thể dẫn đến suy nghĩ tự sát và làm đổ vỡ các mối quan hệ.
- Tìm đến chất kích thích: Có xu hướng sử dụng ma túy, rượu bia để giải tỏa.
- Ảnh hưởng sức khỏe thể chất: Có thể mắc các bệnh về tim, cơ xương khớp, tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe khác.
Ai có nguy cơ bị rối loạn lo âu lan tỏa
Hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, theo các thống kê thì nữ giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới. Đặc biệt là những người đang bắt đầu đi vào độ tuổi 30.
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa hiện nay
Có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn lo âu lan tỏa, mỗi phương pháp sẽ có các ưu điểm tiêng. Dưới đây là các phương pháp điều trị phổ biến như sau:
Dùng thuốc
Khi bị rối loạn lo âu lan tỏa, cách điều trị được nhiều người sử dụng nhất đó là dùng thuốc kê đơn. Một số loại thuốc được dùng để cải thiện tình trạng rối loạn lo âu như sau:
Thuốc chống trầm cảm
SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) và SNRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine). Các loại thuốc tiêu biểu bao gồm:
- Escitalopram (Lexapro)
- Duloxetine (Cymbalta)
- Venlafaxine (Effexor XR)
- Paroxetine (Paxil, Pexeva)
Các thuốc này có thể mất vài tuần để bắt đầu có hiệu quả. Khi sử dụng, bạn cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thuốc chống lo âu
Có 2 loại đó là Benzodiazepines: Thuốc an thần chống lo âu giúp kiểm soát nhanh chóng các dạng GAD nghiêm trọng. Buspirone: Một loại thuốc chống lo âu khác, mất từ 3 – 4 tuần để đạt hiệu quả hoàn toàn.
Liệu pháp hành vi nhận thức
Liệu pháp hành vi – nhận thức (CBT) là phương pháp phổ biến trong điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Trong quá trình trị liệu bằng CBT, bác sĩ sẽ giúp người bệnh:
- Xem xét và nhận ra những suy nghĩ và cảm xúc gây lo lắng quá mức.
- Loại bỏ các suy nghĩ và hành vi tiêu cực.
- Học cách áp dụng các thói quen và suy nghĩ lành mạnh hơn.
- Liệu pháp này giúp cải thiện cách người bệnh đối phó với lo âu và xây dựng lối sống tích cực hơn.
Thiền định
Thiền định có tác dụng điều trị và cải thiện sức khỏe tinh thần rất tốt. Các phương pháp thiền mang đến nhiều lợi ích như sau:
- Giảm căng thẳng: Thiền giúp giảm mức độ căng thẳng và phản ứng viêm nhiễm do căng thẳng gây ra, điều này giúp cho tâm trạng của bạn được cải thiện, nhẹ nhàng hơn giúp bạn bình tĩnh hơn.
- Giảm lo lắng: Thiền định có thể làm giảm sự lo âu, đặc biệt hiệu quả với những người có mức độ lo âu cao. Thiền cũng giúp tâm an yên, nhẹ nhàng, tâm lý được ổn định hơn.
- Tăng cường sức khỏe tinh thần: Thiền giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và giảm triệu chứng trầm cảm. Vì thế, phương pháp này thường được dùng để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa.
- Cải thiện khả năng tập trung: Thực hành thiền định thường xuyên nâng cao khả năng tập trung và hiệu suất, rèn luyện tư duy để ứng phó với mọi tình huống trong cuộc sống.
- Giúp cai nghiện: Thiền liên quan đến việc giảm căng thẳng và đau khổ tâm lý do thèm rượu.
- Cải thiện giấc ngủ: Thiền giúp ngủ lâu hơn và giảm tình trạng mất ngủ. Khi bạn ngủ đủ giấc, cơ thể của bạn sẽ tràn đầy năng lượng hơn, thoải mái và ít bị lo lắng hơn.
- Giúp kiểm soát cơn đau: Thiền có thể giảm đau mãn tính và cải thiện chất lượng cuộc sống.
- Làm giảm huyết áp: Thiền giúp giảm huyết áp, hiệu quả rõ ràng hơn ở người lớn tuổi và những người có huyết áp cao.
Hòa mình cùng thiên nhiên
Hòa mình cùng thiên nhiên có thể là một phương pháp hữu ích để điều trị rối loạn lo âu lan tỏa. Dưới đây là một số cách để kết hợp thiên nhiên vào quá trình trị liệu:
- Đi dạo ngoài trời: Thư giãn trong không gian tự nhiên có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu. Những buổi đi dạo trong công viên, trên bãi biển hay trong rừng giúp bạn cảm nhận sự bình yên và kết nối với thiên nhiên.
- Thiền và yoga: Thực hành thiền và yoga trong không gian xanh giúp làm dịu tâm trí và cải thiện cảm xúc. Các bài tập thiền và yoga thường xuyên có thể giúp bạn đạt được trạng thái thư giãn sâu và kiểm soát cảm xúc tốt hơn.
- Tắm nắng và hít thở không khí trong lành: Tắm nắng nhẹ nhàng và hít thở không khí trong lành giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc.
- Sử dụng thảo dược: Một số loại thảo dược như oải hương và bạc hà có tác dụng làm dịu và giảm lo âu. Bạn có thể sử dụng tinh dầu từ các thảo dược này để massage hoặc xông hơi.
Trị liệu bằng chuông xoay
Chuông xoay Nepal kết hợp các kim loại để tạo ra âm thanh và rung động điều hòa dòng năng lượng trong cơ thể, tác động vào 7 luân xa. Khi các luân xa được mở ra và khối năng lượng tắc nghẽn được giải phóng, cơ thể và tinh thần trở nên thư giãn, giảm căng thẳng và đau nhức. Sự cân bằng này giúp duy trì sức khỏe tốt và ổn định cảm xúc; ngược lại, mất cân bằng có thể gây ra tâm trí không ổn định và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách phòng ngừa hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa
Để ngừa rối loạn lo âu lan tỏa, bạn nên giữ cho tinh thần thỏa mái, dễ chịu. Bạn cũng có thể thực hiện những biện pháp sau đây để phòng ngừa hội chứng này:
- Thực hiện lối sống lành mạnh: Giảm tiêu thụ caffeine, ngủ đủ giấc để giảm triệu chứng lo âu, kết hợp với điều trị.
- Quản lý căng thẳng: Tập yoga, thiền, sắp xếp công việc và thời gian vui chơi hợp lý.
- Tránh chất gây nghiện: Không sử dụng rượu và các chất gây nghiện, vì chúng có thể làm triệu chứng lo âu nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị.
- Chia sẻ và tìm sự hỗ trợ: Nói chuyện với người thân, bạn bè hoặc tìm gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý khi cảm thấy căng thẳng, lo âu, mất ngủ.
- Ăn uống đầy đủ: Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Lời kết
Bài viết trên đây cũng đã cung cấp các thông tin chi tiết về hội chứng rối loạn lo âu lan tỏa. Tình trạng này khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bạn nên chủ động điều trị dứt điểm hội chứng này để có thể cải thiện sức khỏe tinh thần và cả thể chất.